Ln đầu tiên mt thng Hàn Quc b Quốc hội thông qua đề nghị bãi nhiệm

Theo Hãng tin Yonhap, trong phiên họp toàn thể ngày 21/9, Quốc hội đã bỏ phiếu về đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng Han Duck-soo.

Ông Han là Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Hiến pháp Hàn Quốc bị Quốc hội tiến hành bỏ phiếu thông qua đề nghị bãi nhiệm với 175 nghị sĩ bỏ phiếu tán thành, 116 phản đối và 4 người bỏ phiếu trắng.

Trước đó, ngày 18/9, Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính đã đệ trình đề nghị bãi nhiệm ông Han Duck-soo lên Quốc hội, nhằm truy cứu về trách nhiệm của Thủ tướng đối với nhiều vấn đề của đất nước, như thảm họa giẫm đạp tại khu phố Itaewon năm ngoái, vấn đề Nhật Bản xả nước thải từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima ra biển...

Đảng đối lập cáo buộc Thủ tướng thiếu năng lực nghiêm trọng với tư cách là người đứng đầu Nội các và buộc ông phải chịu trách nhiệm về các chính sách của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Theo Yonhap, Tổng thống Yoon được cho là sẽ phản đối đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng.

Kể từ khi thành lập chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol, Đảng DP đã thông qua 2 đề nghị bãi nhiệm - một đề nghị chống lại Bộ trưởng Ngoại giao Park Jin và một đề nghị chống lại Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min. Cả hai đều bị Tổng thống từ chối.

Tán thành bắt giCh tch Đảng Dân chbị cáo buộc tham nhũng

Cũng trong phiên họp toàn thể ngày 21/9, Quốc hội đã thông qua đề nghị dỡ bỏ quyền miễn trừ bắt giữ đối với ông Lee Jae-myung, Chủ tịch Đảng Dân chủ đối lập chính.

Có 295 trên tổng số 298 nghị sĩ đương nhiệm tham gia bỏ phiếu. Trong đó có 149 người bỏ phiếu đồng ý, 136 người bỏ phiếu không đồng ý, 6 người bỏ phiếu trắng, và 4 phiếu không hợp lệ.

Kết quả là, Quốc hội đã tán thành bắt giữ ông Lee với số phiếu quá bán chỉ hơn một phiếu so với số phiếu tiêu chuẩn (148 phiếu).

leftcenterrightdel
Lãnh đạo Đảng Dân chủ Lee Jae-myung (giữa ảnh), được chuyển đến một bệnh viện ở Seoul vào ngày 18/9/2023 sau nhiều ngày tuyệt thực để phản đối các chính sách của Chính phủ. Ảnh: Yonhap 

Chủ tịch Đảng Dân chủ Lee Jae-myung bị cáo buộc vi phạm lòng tin, hối lộ và các cáo buộc khác liên quan đến một dự án phát triển đất đai đầy bê bối. Bên cạnh đó, ông cũng bị cáo buộc liên quan đến việc một công ty chuyển tiền bất hợp pháp sang Triều Tiên.

Theo luật Hàn Quốc, các nhà lập pháp đương nhiệm không bị bắt giữ khi Quốc hội đang họp và chỉ có thể bị bắt khi Quốc hội đồng ý. Nhưng đặc quyền này bị chỉ trích rằng, đã bị lạm dụng để bảo vệ các chính trị gia tham nhũng.

Ông Lee, người đã tuyệt thực gần 3 tuần để phản đối các chính sách của Chính phủ, đã kêu gọi bác bỏ đề nghị bắt giữ, dù trước đó hứa từ bỏ đặc quyền miễn trừ.

Hồi tháng 2, nỗ lực của cơ quan công tố nhằm bắt giữ ông Lee vì cáo buộc tham nhũng trong 2 vụ tham nhũng riêng biệt đã thất bại sau khi đưa ra bỏ phiếu trước Quốc hội và bị bác bỏ, chỉ với chênh lệch 1 phiếu, với tỷ lệ 139-138, có 9 phiếu trắng và 11 phiếu được coi là không hợp lệ.

Trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu, nhiều suy đoán cho rằng đề nghị bắt giữ Chủ tịch Đảng Dân chủ có thể bị bác bỏ do đảng này chiếm đa số ghế (169 ghế) trong Quốc hội.
Ngọc Anh