Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ tư, 28/08/2024 - 19:22
(Thanh tra) - Một số doanh nghiệp nhà nước hàng đầu đang là đối tượng điều tra của Nam Phi liên quan cáo buộc tham nhũng với tổng số tiền hơn 7 tỷ USD.
Nam Phi đã rơi vào tình trạng mất điện kỷ lục trên toàn quốc vào năm ngoái do cuộc khủng hoảng tại Eskom, với các bê bối tham nhũng. Ảnh: REUTERS/Siphiwe Sibeko
Hãng tin AP dẫn theo báo cáo được cơ quan chống tham nhũng quốc gia Nam Phi công bố hôm 27/8, cho thấy cuộc điều tra các cáo buộc tham nhũng tại một số công ty nhà nước hàng đầu không phải mới được triển khai. Trong đó, có cuộc đã được tiến hành từ năm 2018.
Thông tin về các cuộc điều tra được Đơn vị Điều tra đặc biệt (SIU) trích dẫn trong báo cáo gửi đến một ủy ban của Quốc hội để cập nhật tình hình điều tra.
Có sáu doanh nghiệp nhà nước được đề cập là Công ty Cảng và Đường sắt Transnet, Công ty Vũ khí Denel, Công ty Điện lực Eskom, Ủy ban Xổ số Quốc gia, Hãng Hàng không quốc gia South African Airways và Công ty Đường sắt PRASA.
Theo báo cáo, chỉ riêng tại Transnet, cơ quan chức năng đã điều tra khoảng 60 hợp đồng đáng ngờ và hàng trăm trường hợp xung đột lợi ích cũng như các cáo buộc tham nhũng khác trị giá gần 4 tỷ USD tiền công quỹ.
Ngoài ra, còn có gần 40 cuộc điều tra đang diễn ra về cáo buộc tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước khác nhau cùng các sở, ban, ngành của chính quyền trung ương và tỉnh có giá trị hàng tỷ USD. Đơn vị Điều tra đặc biệt đã hoàn tất nhiều cuộc điều tra trước khi công khai báo cáo.
Theo AP, công việc của Đơn vị Điều tra đặc biệt đã tiết lộ một phần quy mô của vấn đề tham nhũng ở Nam Phi trong 15 năm qua.
Có những cáo buộc tham nhũng tràn lan đối với các hợp đồng Chính phủ béo bở trong thời kỳ nắm quyền của cựu Tổng thống Jacob Zuma - người đã lãnh đạo nền kinh tế tiên tiến nhất châu Phi trong 9 năm, trước khi từ chức vào năm 2018 vì những cáo buộc tham nhũng.
Một cuộc điều tra tư pháp về tham nhũng cấp cao trong thời kỳ nêu trên đã buộc tội nhiều quan chức Chính phủ và giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp nhà nước. Các tội danh bao gồm nhận lại quả, nhận hối lộ từ các doanh nhân để đổi lấy các hợp đồng hoặc ưu đãi của Chính phủ.
Theo các cáo buộc, văn hóa tham nhũng đã lan rộng khắp mọi cấp chính quyền. Trong khi, hầu như không có ai trong số những người liên quan phải đối mặt với các cáo buộc hình sự.
Vấn nạn tham nhũng đã gây ra những tác động tàn khốc đến nền kinh tế Nam Phi, bao gồm cả việc gần như sụp đổ nguồn cung cấp điện do tham nhũng và quản lý yếu kém tại Công ty Điện lực Eskom - một công ty là trung tâm của nhiều vụ bê bối.
Nam Phi đã rơi vào tình trạng mất điện kỷ lục trên toàn quốc vào năm ngoái do cuộc khủng hoảng tại Eskom.
Hơn 270 hợp đồng tại Công ty Điện lực Eskom trị giá khoảng 2,2 tỷ USD đang bị giám sát trong cuộc điều tra của Đơn vị Điều tra đặc biệt Nam Phi diễn ra trong suốt sáu năm.
Tại Công ty Đường sắt PRASA, các nhà điều tra tin rằng, 540 triệu USD đã bị mất do tham nhũng.
Báo cáo của Đơn vị Điều tra đặc biệt cho thấy, một phần trong số tiền nêu trên bị xà xẻo thông qua một kế hoạch mà tại đó, có những khoản thanh toán cho hơn 1.200 "nhân viên ma" không hề tồn tại.
Bên cạnh đó, một hợp đồng trị giá hơn 300 triệu USD đang bị điều tra liên quan tới World Cup năm 2010 mà Nam Phi đăng cai.
Tham nhũng tiếp tục trở thành một vấn đề trung tâm trong cuộc bầu cử quốc gia hồi cuối tháng 5 năm nay tại Nam Phi, khi Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) lần đầu tiên bị mất đa số ghế trong Quốc hội kể từ khi nền dân chủ ra đời vào năm 1994.
Tổng thống Nam Phi hiện tại Cyril Ramaphosa đã cam kết sẽ làm trong trong sạch đảng cầm quyền và Chính phủ của mình; đồng thời, đưa những người phải chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) vào lúc 10 giờ 21 phút (giờ địa phương) ngày 25/12 cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã không tuân thủ lệnh triệu tập của cơ quan điều tra chống tham nhũng. Đây là lần thứ hai ông từ chối yêu cầu từ cơ quan này.
Hoài Phương
(Thanh tra) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công nhận tiến bộ của Ukraine trong việc tăng cường liêm chính công và công bố đánh giá tương ứng cho giai đoạn 2023-2024.
Đức Anh
Hoài Phương
Ngọc Anh
Hoài Phương
Ngọc Anh
Trung Hà
T.Thanh
Trần Quý
Thái Hải
Phương Anh
Trọng Tài
TC
Chu Tuấn
Trần Kiên
Thanh Giang
Nam Dũng
Chu Tuấn