"Thành trì" v s trong sch

Những ngày qua, người dân Singapore đã bị sốc khi được thông tin rằng, Bộ trưởng Giao thông S Iswaran bị bắt giữ liên quan đến một cuộc điều tra tham nhũng, và sau đó 2 nhà lập pháp, bao gồm cả Chủ tịch Quốc hội, từ chức vì có "mối quan hệ không phù hợp".

Các vụ việc xảy ra sau khi 2 bộ trưởng trong Nội các khác là Bộ trưởng Nội vụ và Luật pháp K Shanmugam và Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan hồi tháng 6 đã được xóa bỏ nghi ngờ về các hành vi sai trái tại cuộc điều tra xung quanh việc họ thuê các căn nhà thuộc sở hữu nhà nước ở vị trí đắc địa,

Cụ thể, ngày 17/7, Văn phòng Thủ tướng Singapore thông báo Chủ tịch Quốc hội Singapore Trần Xuyên Nhân (Tan Chuan-Jin) và nữ nghị sĩ Chung Lệ Tuệ (Cheng Li Hui) đã từ chức tại Quốc hội và Đảng Hành động Nhân dân.

Trong cuộc họp báo sau đó, Thủ tướng Lý Hiển Long cho hay, ông Trần và bà Chung đã tiếp tục mối quan hệ giữa 2 người dù được yêu cầu phải dừng lại.

Ông Trần Xuyên Nhân (54 tuổi) đã kết hôn và có 2 người con, còn bà Chung Lệ Tuệ (47 tuổi) độc thân.

Trước đó, ngày 14/7, Cục Điều tra chống tham nhũng Singapore (CPIB) xác nhận, Bộ trưởng S. Iswaran và tỉ phú Ong Beng Seng bị bắt ngày 11/7 và đã được bảo lãnh tại ngoại.

Ông Iswaran bị tịch thu hộ chiếu, cấm tiếp cận các nguồn lực Chính phủ và văn phòng công. Trong khi, CPIB đã cho phép ông Ong rời Singapore đi du lịch nước ngoài vào ngày 14/7 với số tiền bảo lãnh tại ngoại lên tới 100.000 đô la Singapore (khoảng 75.000 USD).

Thủ tướng Singapore cho biết các quyết định từ chức là cần thiết nhằm "duy trì tiêu chuẩn cao về sự đúng đắn và hành vi cá nhân mà PAP đã duy trì trong suốt những năm qua".

Các nhà phân tích cho biết, những sự kiện này có thể là lời nhắc nhở cho PAP - đảng đã lãnh đạo Singapore không bị gián đoạn kể từ năm 1959. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Singapore sẽ diễn ra vào năm 2025.

leftcenterrightdel
Những người ủng hộ Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền chờ các ứng cử viên tại một trung tâm đề cử trước cuộc tổng tuyển cử ở Singapore ngày 1/9/2015. Ảnh: REUTERS/Edgar Su 

Những vụ bê bối rất hiếm xảy ra ở Singapore, nơi việc bài trừ tham nhũng là nguyên tắc cốt lõi kể từ khi Thủ tướng lập quốc Lý Quang Diệu nhậm chức vào năm 1959 ở tuổi 35, khi đất nước Singapore phải đối mặt với hàng loạt khó khăn lớn, bao gồm tỉ lệ thất nghiệp cao, người dân thiếu nhà trầm trọng, nạn tham nhũng hoành hành.

Ông Lý Quang Diệu và các quan chức Chính phủ đã cùng lúc thực hiện chương trình công nghiệp hóa, xây nhà giá rẻ và chống tham nhũng.

Mức lương mà các bộ trưởng nhận được thuộc hàng cao nhất thế giới, với hơn 1 triệu đô la Singapore (757.300 USD) mỗi năm để ngăn chặn tham nhũng và thu hút những người tài giỏi, thông minh nhất.

Ông Lý Quang Diệu lý giải: “Mức lương thấp chỉ thu hút những kẻ đạo đức giả, miệng hô to khẩu hiệu rằng muốn phục vụ nhân dân, nhưng khi lên nắm quyền thì lập tức thể hiện rõ bản chất và phá hoại đất nước”. Mục tiêu của ông là đảm bảo xây dựng một chính phủ trong sạch và trung thực.

Kiên định với con đường đã chọn, đến đầu những năm 2000, khoảng 90% người dân Singapore đã có nhà. Nạn tham nhũng được xóa bỏ nhờ luật chống tham nhũng và hoạt động hiệu quả của CPIB mà giám đốc trực tiếp dưới quyền điều hành của ông Lý Quang Diệu.

Ngày nay, đảo quốc sư tử tự hào là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và một chính phủ sạch tham nhũng.

Cho đến tuần trước, vụ tham nhũng gần đây nhất liên quan đến một bộ trưởng là vào năm 1987 và các vụ từ chức gần đây nhất của nghị sĩ là vào năm 2012 và 2016.

leftcenterrightdel
 Một bức ảnh ghép chân dung Chủ tịch Quốc hội Trần Xuyên Nhân và nữ nghị sĩ Chung Lệ Tuệ - 2 quan chức cấp cao của Singapore đã từ chức vào ngày 17/7/2023 vì "mối quan hệ không phù hợp". Ảnh: Singapore Press Holding/The Straits Times qua REUTERS

Xung quanh các vụ việc xảy ra tuần qua, Đảng PAP đã gửi email cho Hãng tin Reuters với một video clip dài 4 phút từ cuộc họp báo mà Thủ tướng Lý Hiển Long đã tổ chức hôm 17/7 để giải quyết các đơn từ chức của 2 nghị sĩ.

Khi được hỏi về diễn biến sự việc, ông Lý Hiển Long nói: "Những điều này thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Khi sự việc xảy ra, chúng tôi phải đảm bảo sẽ giải quyết và xử lý một cách nghiêm khắc cũng như minh bạch, và mọi người có thể thấy rằng chúng tôi đang làm điều đó".

"Không một hệ thống nào có thể hoàn toàn không mắc lỗi. Việc bổ nhiệm, đôi khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn", ông Lý nói thêm.

Bộ trưởng Bộ Giao thông S Iswaran đã bị yêu cầu tạm nghỉ cho tới khi cuộc điều tra kết thúc. Về việc này Thủ tướng Singapore không phát biểu gì thêm.

Nhng băn khoăn

Phó Thủ tướng Lawrence Wong cho biết, Chính phủ sẽ sớm đưa ra thông tin về vụ tham nhũng - ngay cả khi thông tin đó gây tổn hại hoặc đáng xấu hổ.

Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, ông đã biết về mối quan hệ không phù hợp giữa 2 nghị sĩ vào năm 2020. Thông tin nêu trên khiến nhiều người thắc mắc, tại sao họ lại từ chức vào lúc này.

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Bộ Giao thông Singapore S. Iswaran. Ảnh: REUTERS/Edgar Su

Bên cạnh đó, các băn khoăn cũng được đặt ra là: Tại sao đến ngày 14/7, các nhà chức trách mới thông tin về việc Bộ trưởng Iswaran đã bị bắt vào ngày 11/7, khi mà cuộc điều tra được công bố vào ngày 12/7.

Theo nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore Chong Ja Ian, trong trường hợp này, những mô tả về cách xử lý vụ việc của Thủ tướng Lý Hiển Long "cho thấy sự uyển chuyển và nhân văn."

Trong khi bà Gillian Koh, nhà nghiên cứu về quản trị và kinh tế tại Viện Nghiên cứu Chính sách, cho biết: "Mặc dù có thể có những hành vi sai trái, nhưng điều quan trọng hơn là cách những hành vi này được xác minh và Đảng PAP phục hồi như thế nào. Đây là điều quan trọng cho tương lai".

Nhà khoa học chính trị Walid Jumblatt Abdullah tại Đại học Công nghệ Nanyang thì cho rằng, các vụ việc có thể gây nhiều tranh luận hơn. Những băn khoăn cũng có thể được đặt ra về mức lương của các bộ trưởng.

“Nếu không ngăn chặn được tham nhũng, thì liệu (mức lương cao như vậy) có còn phục vụ mục đích của nó không?”, ông Walid nói.

Hoài Phương