Theo tác giả bài viết - ông Kang Bing, nguyên Phó Tổng Biên tập tờ China Daily, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch giáo dục kỷ luật Đảng trên toàn quốc, cho thấy quá trình tự quản nghiêm ngặt đang tiếp tục được tiến hành.

Trên thực tế, nhiều lần mỗi năm, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức những cuộc họp để nghiên cứu báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương về cách thức tiến hành các hoạt động chống tham nhũng trong những tháng trước đó và vạch ra đường lối hoạt động của cơ quan giám sát chống tham nhũng trong những tháng tiếp theo.

Các cuộc thảo luận cấp cao thường xuyên cho thấy tầm quan trọng to lớn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dành cho những nỗ lực chống tham nhũng trong nội bộ Đảng, và những nỗ lực này sẽ tiếp tục cho đến khi nạn tham nhũng bị loại bỏ khỏi Đảng.

Bên cạnh mục tiêu “đả hổ lớn”, “săn cáo”, thì “diệt ruồi” cũng ngày càng được coi trọng.

Theo cách gọi ẩn ý của người Trung Quốc, “hổ lớn” là quan chức cấp cao tham nhũng; “cáo” là quan chức tham nhũng và đối tượng bị nghi ngờ phạm tội về kinh tế đang bỏ trốn sang các quốc gia, khu vực khác để tránh sự trừng phạt; còn “ruồi” là công chức cấp thấp hơn, có hành vi ép buộc những người bình thường phải hối lộ thì việc mới... "xong".

h", "săn cáo"

Số liệu thống kê của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương công bố đầu năm nay cho thấy, khoảng 610.000 công chức đã bị trừng phạt vì vi phạm kỷ luật Đảng vào năm ngoái. Trong số đó, 49 người giữ chức vụ trên cấp thứ trưởng/tỉnh trưởng, trong khi 3.144 người trên cấp cục.

Trong nhiều năm qua, chiến dịch "săn cáo” đã giúp đưa hàng nghìn nghi phạm hình sự trở về Trung Quốc để đưa ra tòa xét xử và trừng phạt vì tội ác của họ.

Tháng 4 vừa qua, Bộ Công an Trung Quốc đã chỉ đạo các cơ quan công an trên toàn quốc phát động chiến dịch đặc biệt “Săn cáo 2024”. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch “Lưới trời 2024” (Sky Net) do Văn phòng Truy bắt, thu hồi tài sản của đối tượng bỏ trốn quốc tế và xử lý tham nhũng xuyên biên giới thuộc Tổ điều phối Chống tham nhũng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát động triển khai.

Các cơ quan công an căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ, tăng cường xử lý các vụ án trọng điểm về truy bắt, thu hồi tài sản của đối tượng bỏ trốn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác truy bắt và thu hồi tài sản, đồng thời tăng cường và mở rộng các kênh hợp tác thực thi pháp luật.

Theo lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc, với nhiệm vụ bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, các cơ quan công an trên cả nước sẽ triển khai quyết liệt chiến dịch đặc biệt “Săn cáo 2024”, để phục vụ tốt hơn chiến dịch phòng, chống tham nhũng của chính quyền trung ương.

Theo báo cáo, trong 10 năm qua, chiến dịch “Săn cáo” của Trung Quốc đã bắt giữ hơn 9.000 nghi phạm tội phạm kinh tế bỏ trốn tại hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới, thu hồi gần 49 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6,7 tỷ USD).

leftcenterrightdel
Chiến dịch “Sky Net” của Trung Quốc nhằm bắt giữ những tội phạm chạy trốn, thu hồi tài sản bị biển thủ và chống tham nhũng xuyên biên giới. Ảnh minh họa: AP 

Không tha "ruồi nhỏ"

Trong số các quan chức cấp thấp bị trừng phạt năm 2023, có hơn 61.000 người được cho là cán bộ cơ sở nông thôn.

Nhiều người trong số họ có thể quyết định việc một gia đình nhận được bao nhiêu trợ cấp của Chính phủ cho vấn đề trồng trọt, nhà ở và chăm sóc sức khỏe.

Trên thực tế, trong các thương vụ thu hồi đất, hàng trăm triệu nhân dân tệ được “trao tay” cho thấy nếu không có sự giám sát hiệu quả, một phần lớn số tiền có thể rơi vào túi cán bộ cơ sở tham nhũng ở nông thôn.

Một trong những quan chức bị trừng phạt năm ngoái là người đứng đầu Trung tâm Dịch vụ cấp cứu y tế của thành phố ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Người này không chỉ nhận hối lộ hàng nghìn nhân dân tệ mà còn lơ là chức trách nhiệm vụ trong thời điểm toàn xã hội đang được huy động để chống lại đại dịch Covid-19.

“Ruồi” nhỏ nhất bị bắt năm ngoái có thể là nhân viên xã hội ở cấp cộng đồng ở Thiên Tân. Người này đã bị cơ quan giám sát địa phương điều tra vì vi phạm nghiêm trọng pháp luật và các quy định.

Là nhân viên hợp đồng của một cộng đồng dân cư địa phương, người đàn ông này được cho là đã nhận số tiền hối lộ khổng lồ.

Dữ liệu cũng chỉ ra, 17.000 người nhận hối lộ nằm trong số bị điều tra và trừng phạt vào năm ngoái, cho thấy các cơ quan giám sát hiện coi việc hối lộ là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trước đây, những người đưa hối lộ thường bị coi là nạn nhân nên bị xử phạt nhẹ. Các quy định mới của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng khiến hối lộ trở thành một hành vi tham nhũng.

Theo nguyên Phó Tổng Biên tập China Daily Kang Bing, các vụ tham nhũng và hành vi không lành mạnh bị vạch trần ở cấp dưới năm ngoái cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng.

"Mổ xẻ các vụ án, chúng ta có thể tìm ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, giúp cơ quan chức năng vá các "lỗ hổng", xây dựng mạng lưới vững chắc bảo vệ người dân không chỉ trước “hổ lớn”, “cáo” mà cả “ruồi”..., ông Kang Bing viết.

Hoài Phương