Dưới đây là 17 cam kết mà Hungary đã gửi tới Ủy ban Châu Âu (EC) để cắt giảm nguy cơ tham nhũng trong các dự án do EU tài trợ.

Các cam kết này, dựa trên báo cáo đánh giá của EC. Bao gồm:

1. Thành lập Cơ quan Liêm chính để tăng cường phòng ngừa, phát hiện, giải quyết gian lận, xung đột lợi ích và tham nhũng.

Cơ quan Liêm chính và các thành viên phải hành động hoàn toàn độc lập. Cơ quan này sẽ có nhiều quyền hạn như: Hướng dẫn các cơ quan ký hợp đồng tạm dừng thủ tục mua sắm, yêu cầu điều tra.

Cơ quan Liêm chính được cam kết ra mắt vào ngày 19/11/2022.

2. Thành lập Lực lượng đặc nhiệm chống tham nhũng trước ngày 1/12/2022 để đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện công tác phòng ngừa và phát hiện tham nhũng; đồng thời, soạn thảo báo cáo hàng năm phân tích các rủi ro.

Chủ tịch Cơ quan Liêm chính sẽ là Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm chống tham nhũng. Các tổ chức phi chính phủ có liên quan hoạt động độc lập với Chính phủ và các đảng phái chính trị, hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng sẽ chiếm 50% thành viên của lực lượng đặc nhiệm, không bao gồm Chủ tịch.

Dự thảo Luật (về việc thành lập Lực lượng Đặc nhiệm chống tham nhũng) sẽ được gửi trước ngày 30/9/2022.

3. Trước ngày 30/9/2022 s thông qua các chiến lược chống gian lận và chống tham nhũng xác định nhiệm vụ của các thực thể liên quan đến việc thực hiện các quỹ của EU liên quan đến việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận.

Thông qua Chiến lược và Kế hoạch hành động chống tham nhũng Quốc gia trước ngày 30/6/2023.

Gửi dự thảo luật (có hiệu lực kể từ ngày 1/11) mở rộng phạm vi cá nhân của hệ thống kê khai tài sản.

4. Thông qua luật để đảm bảo các quy tắc mua sắm công được áp dụng cho các cơ sở quản lý tài sản công ích.

5. Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sđể thiết lập một thủ tục liên quan đến các tội danh về thực thi công quyền hoặc quản lý tài sản công.

Thủ tục này sẽ cho phép cơ quan tư pháp xem xét quyết định của cơ quan công tố hoặc cơ quan điều tra để bác bỏ báo cáo tội phạm hoặc kết thúc một cuộc điều tra mà không có truy tố. Thẩm phán điều tra sẽ có thẩm quyền ra lệnh bắt đầu hoặc tiếp tục thủ tục tố tụng.

Thông qua bản dự thảo sửa đổi trước ngày 31/10/2022.

6. Tăng cường cơ chế kiểm toán và kiểm soát việc thực hiện các quỹ của EU: Xây dựng các điều khoản, đưa vào các nghị định của Chính phủ liên quan về việc thực hiện hỗ trợ của EU, tăng cường các quy tắc nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích và tham nhũng.

Thành lập Ban Kiểm toán nội bộ và Liêm chính tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2022 và sửa đổi các nghị định liên quan trước ngày 30/9/2022.

7. Giảm các đấu thầu riêng lẻ (chỉ mời một người cung cấp duy nhất dự thầu) trong thủ tục mua sắm liên quan đến các quỹ của EU: Giảm tỷ lệ đấu thầu mua sắm công do các quỹ của EU tài trợ đến ngày 31/12/2022 và kết thúc trong năm 2022 với các đấu thầu riêng lẻ xuống còn dưới 15%.

8. Giảm đấu thầu riêng lẻ trong các thủ tục mua sắm liên quan đến quỹ quốc gia: Giảm dần tỷ lệ đấu thầu mua sắm công do ngân sách quốc gia tài trợ đến cuối năm 2024 và kết thúc trong 1 năm dương lịch với tỷ lệ đấu thầu riêng lẻ xuống còn dưới 15%.

9. Công cụ báo cáo đấu thầu riêng lẻ: Sẽ phát triển vào ngày 30/9/2022, là một công cụ giám sát và báo cáo mới để đo lường tỷ lệ các thủ tục mua sắm dẫn đến các hồ sơ dự thầu riêng lẻ, được tài trợ từ nguồn lực quốc gia hoặc từ sự hỗ trợ của EU hoặc từ cả hai.

10. Hệ thống đấu thầu công điện tử (EPS): Tạo và công bố cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên miễn phí cho công chúng, chứa thông tin về tất cả thông báo ký kết hợp đồng về thủ tục mua sắm công. Thời gian tạo và công bố: ngày 30/9/2022.

11. Khung đo lường hiệu suất: Phát triển vào ngày 30/9/2022, là một khuôn khổ đo lường hiệu suất để đánh giá việc thực thi và hiệu quả chi phí của các mua sắm công. Sẽ hoạt động trước ngày 30/11/2022 và có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia độc lập. Thông qua quyết định trước ngày 30/9/2022.

12. Kế hoạch hành động để tăng mức độ cạnh tranh trong các thủ tục mua sắm trước ngày 31/3/2023.

13. Tập huấn miễn phí cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa về mua sắm công: trước ngày 31/3/2024.

14. Đán hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia mua sắm công.

15. Mở rộng sử dụng công cụ chấm điểm rủi ro của EC: Áp dụng các quy tắc sử dụng có hệ thống công cụ khai thác dữ liệu và chấm điểm rủi ro có tên là Arachne trong việc thực hiện hỗ trợ của EU. Áp dụng các quy tắc có liên quan trước ngày 30/9/2022.

16. Tăng cường hợp tác với OLAF (Văn phòng Chống gian lận Châu Âu): Đệ trình dự thảo luật sẽ được thông qua vào ngày 30/9/2022 chỉ định Cơ quan Thuế và Hải quan Quốc gia hỗ trợ OLAF khi thực hiện kiểm tra tại chỗ ở Hungary và khi một nhà điều hành kinh tế từ chối hợp tác.

17. Tăng cường minh bạch chi tiêu công: Đệ trình Quốc hội và thông qua dự luật về tăng cường minh bạch chi tiêu công trước ngày 31/10/2022 đặt ra nghĩa vụ cho tất cả các cơ quan công quyền phải công bố tập hợp thông tin về việc sử dụng công quỹ vào sổ đăng ký trung tâm.

Hoài Phương