Hội nghị diễn ra từ ngày 6-10/12/2022 tại Washington, Mỹ, do Chính phủ Mỹ cùng Hội đồng IACC và Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) chủ trì, tổ chức, với chủ đề “Nhổ tận gốc tham nhũng, bảo vệ các giá trị dân chủ” (Uprooting corruption, defending democratic values).

Theo tuyên bố, hơn 2.000 người đã tham gia trực tiếp và hơn 1.000 người dự trực tuyến từ 126 quốc gia, bao gồm tất cả lĩnh vực và tầng lớp xã hội, để chia sẻ sự cấp bách và quyết tâm chống tham nhũng.

Hội nghị nhấn mạnh, sự đoàn kết và các hành động tập thể là rất quan trọng để đối phó với những thách thức toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt, vì tương lai mà chúng ta mong muốn.

Sự đoàn kết, hợp tác hành động sẽ giúp chúng ta có thể đối phó với các mối đe dọa tham nhũng ngày càng tăng: Từ sự trỗi dậy của chế độ kleptocracy (chế độ chính trị tham nhũng, nơi mà chính phủ tồn tại để làm giàu cá nhân và gia tăng thế lực chính trị của các thành viên chính phủ) và chủ nghĩa độc tài, cho đến khủng hoảng khí hậu; từ những quyết định chính trị bị thúc đẩy bởi tham nhũng cho đến những vi phạm ngày càng gia tăng đối với các quyền cơ bản của người dân.

IACC 2022 xác định rằng, khi chúng ta vật lộn để phục hồi những hậu quả kinh tế - xã hội do đại dịch gây ra, những xung đột đang tồn tại và đang nổi lên trên toàn cầu. Chúng ta cần đưa ra ánh sáng để thấy rõ mức độ tham nhũng đã ăn sâu bám rễ và đe dọa đến hòa bình, an ninh, phúc lợi toàn cầu và cuộc sống của nhiều người như thế nào.

Sự cấp bách của vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tăng gấp đôi nỗ lực và yêu cầu thực hiện hiệu quả các cam kết cũng như lời hứa đã đưa ra trong nhiều năm.

Trong 4 ngày thảo luận và tranh luận, hội nghị cũng đã xác định được những cách thức mới để nhổ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy trách nhiệm giải trình, liêm chính và minh bạch hơn trên toàn cầu.

Đối mặt với cả thách thức và cơ hội, với chủ đề “Nhổ tận gốc tham nhũng, bảo vệ các giá trị dân chủ”, IACC 2022 tuyên bố:

Chống tham nhũng là rất quan trọng để bảo vệ các giá trị dân ch.

Tham nhũng toàn cầu và sự miễn trừ trừng phạt là một trong những nguồn gốc chính của vô số vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, cũng như các cộng đồng trên toàn cầu.

Các quốc gia phải khôi phục và tăng cường kiểm tra thể chế, cân bằng quyền lực giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tòa án, cũng như thông qua những cơ quan giám sát độc lập phù hợp, đảm bảo tính minh bạch của chính phủ và bảo vệ quyền tự do truyền thông.

Các chính phủ nên sẵn sàng phản hồi, đáp lại người dân, và các tổ chức công cộng cũng như xã hội dân sự đều phải cảnh giác trong việc ngăn chặn sự lạm quyền của chế độ độc tài. Chỉ khi các thể chế chính phủ minh bạch, phản ứng nhanh và có trách nhiệm giải trình thì nền dân chủ mới bền vững.

Niềm tin vào các thể chế phải được khôi phục.

Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với nạn tham nhũng lớn, làm suy yếu quyền lập pháp, các quy định cũng như chức năng giám sát và thực thi.

Chúng ta cần nỗ lực hành động hơn để đảm bảo rằng các chính trị gia có trách nhiệm hơn, và xã hội dân sự có khả năng phát hiện, vạch trần và chống lại ảnh hưởng quá mức của các nhóm lợi ích tham nhũng.

Các quốc gia cũng phải cam kết chấm dứt việc miễn trừ trừng phạt đối với các khoản tiền bất hợp pháp trong chính trị.

leftcenterrightdel
 Ảnh: IACC 

Những người đấu tranh chống tham nhũng cần phải được bảo vệ.

Những người lên tiếng và vạch trần tham nhũng đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết. IACC 2022 hoan nghênh các sáng kiến hỗ trợ nhiều hơn cho những người đấu tranh chống tham nhũng trên toàn cầu, nhưng điều này là chưa đủ.

Xã hội dân sự, chính phủ và các tổ chức quốc tế phải công nhận những người đấu tranh chống tham nhũng là những người bảo vệ quyền con người, đặc biệt là những người lên tiếng trong các môi trường nguy hiểm.

An ninh toàn cầu đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.

IACC 2022 lên án cách các chế độ chính trị tham nhũng ngày càng tạo ra các cuộc khủng hoảng nhân đạo ở cả cấp khu vực và quốc gia.

Các chính phủ phải khẩn trương chấm dứt việc sử dụng các hệ thống tài chính của họ làm nơi trú ẩn an toàn cho số tiền thu được từ tham nhũng để ngăn chặn chế độ chính trị tham nhũng và những kẻ hỗ trợ tạo điều kiện cho dòng tiền bẩn.

Các kế hoch phục hồi sau đại dịch cn bo đm không có tham nhũng.

Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc đối phó với tình trạng bất bình đẳng gia tăng và những tác động chưa từng có của đại dịch.

Các chính phủ phải tuân thủ cam kết đưa những biện pháp bảo vệ chống tham nhũng vào quá trình mua sắm công và minh bạch trong chi tiêu công.

Nhng nỗ lực chống tham nhũng phải giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới.

Tham nhũng giới tính, bao gồm cả bóc lột tình dục (sextortion), cản trở tiến trình hướng tới bình đẳng giới và vi phạm quyền con người. Các quan điểm về giới cần được lồng ghép trong quá trình thiết kế, thực hiện và giám sát chính sách công chống tham nhũng để đạt hiệu quả.

Chng tham nhũng môi trường.

Các khoản đầu tư lớn đang được thực hiện để giải quyết khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế phải nỗ lực để đảm bảo rằng các quỹ này không bị mất do tham nhũng, bao gồm cả việc hỗ trợ sự tham gia của xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. Không khoan nhượng đối với tham nhũng phải được thực thi.

Buôn bán người và tội phạm có tổ chức cần phải được giải quyết.

Tham nhũng và tính tham lam cho phép các mạng lưới buôn người không bị trừng phạt và tiếp tục làm hại những người vô tội.

Các chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế cần tăng gấp đôi nỗ lực và cùng nhau hợp tác để tham gia và bảo vệ xã hội dân sự, cũng như có những hành động quyết đoán chống lại các mạng lưới tội phạm và những người bảo vệ chúng.

Ngăn chn nhng k to điu kin cho tham nhũng.

Lòng tham thúc đẩy sự theo đuổi vô độ, và thường dẫn tới tham nhũng, nhằm có được của cải, tiền bạc và quyền lực. Những kẻ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng và tài sản kiếm được bất hợp pháp của họ cần phải được giám sát chặt chẽ và yêu cầu trách nhiệm giải trình.

Khu vực tư nhân phải được đưa vào cuộc.

Trong khi nhiều công ty đã cải thiện quản trị doanh nghiệp và tuân thủ, thì vẫn có quá nhiều công ty đóng góp lớn cho đại dịch tham nhũng trên thế giới.

IACC 2022 kêu gọi tất cả công ty thực hiện chính sách không khoan nhượng đối với hối lộ và tham nhũng, bao gồm cả việc công bố danh tính của những chủ sở hữu hưởng lợi thực sự của công ty cũng như các chi nhánh của họ.

Công nghệ nên được tận dụng mt cách phù hợp để tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng.

Các chính phủ nên tăng cường quản trị kỹ thuật số và các cơ chế quản lý dựa trên những nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính liêm chính, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain cũng như dữ liệu lớn (big data).

Cuối cùng IACC 2022 tái khẳng định, chìa khóa thành công là hành động tập thể. Không có trở ngại nào không thể vượt qua đối với cộng đồng chống tham nhũng dũng cảm và tận tâm.

IACC là một diễn đàn toàn cầu hàng đầu tập hợp các nhà lãnh đạo của các quốc gia, xã hội dân sự và khu vực tư nhân để giải quyết những thách thức ngày càng tinh vi do tham nhũng gây ra.

Hội nghị diễn ra 2 năm một lần. Trong khuôn khổ IACC 2022 cũng đã xác định, IACC lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Cộng hòa Litva vào năm 2024.
Hoài Phương