3.2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

- Tuân thủ và thực hiện đúng quy trình, trình tự của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành; báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ quyết định chủ trương các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025; đảm bảo tất cả các dự án phải đúng và đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật đầu tư công. Ưu tiên vốn đầu tư trong năm 2021 cho các dự án cấp bách theo chỉ đạo của Bộ trưởng để thúc đẩy và tạo đột phá phát triển ngành, lĩnh vực.

- Rà soát các khâu trong quản lý và thực hiện dự án từ chủ trương, cấp phép, quyết định đầu tư; khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án; thanh, quyết toán vốn đầu tư; đấu thầu; và Kiểm tra, giám sát dự án đầu tư đảm bảo đúng mục tiêu, quy mô và hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án đầu tư công, bảo đảm phù hợp với thực tế, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu, đẩy mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng để giảm bớt chi phí hành chính. Đổi mới, nâng cao vai trò công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong hoạt động quản lý đầu tư theo hướng giảm các hoạt động tiền kiểm và tăng cường hậu kiểm. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các giải pháp thiết kế, thi công áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và hạn chế khí thải, góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý đầu tư công từ Bộ tới các đơn vị cơ sở thuộc Bộ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng

- Xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án ICT; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công; tăng cường phân cấp, phân quyền nhưng phải đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm “cá thể hóa” vai trò cá nhân của người đứng đầu trong quản lý, điều hành; có chế tài xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong việc để kéo dài, chậm tiến độ đưa vào sử dụng các dự án đầu tư công gây thất thoát, lãng phí.

3.3. Trong quản lý, sử dụng tài sản công

- Tiếp tục rà soát, xây dựng tiêu chuẩn, định mức các tài sản chuyên dùng theo quy định (gồm: Máy móc, thiết bị chuyên dùng; Xe ô tô chuyên dùng; Diện tích chuyên dùng...). Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản.

- Hoàn thiện Quy chế quản lý tài sản công, nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý tài sản; Hoàn thiện các quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công (gồm: Xe ô tô, công trình xây dựng, máy móc, thiết bị...).

- Chống lãng phí trong mua sắm tài sản công thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Rà soát, sắp xếp xe ô tô của các đơn vị trên nguyên tắc tận dụng tối đa những xe đang còn có thể sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức được cấp có thẩm quyền quy định, hạn chế tối đa việc mua bổ sung xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; chỉ thực hiện mua sắm xe ô tô chuyên dùng sau khi đã được quy định tiêu chuẩn định mức và trong trường hợp thực sự cần thiết.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường hợp được pháp luật quy định, có Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để từng bước triển khai thực hiện việc đánh giá toàn diện công tác quản lý tài sản công của các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.

- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý tài sản công.

3.4. Công tác quản lý dịch vụ sự nghiệp công của Bộ

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế) danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của Bộ trên cơ sở danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thực hiện quản lý theo kết quả đầu ra đối với các nhiệm vụ, dịch vụ sự nghiệp công. Cơ chế đặt hàng đối với dịch vụ sự nghiệp công có định mức đơn giá; cơ chế đấu thầu đối với dịch vụ sự nghiệp công chưa có đơn giá định mức.

a) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của Bộ;

b) Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thuộc Bộ.

(Còn nữa)

Hoàng Yến