(Tiếp theo và hết)

6. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, tiêu cực

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của Nhân dân trong thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng đối với công tác PCTN, tiêu cực; động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp số 192/QCPH-UBND- UBMTTQVN ngày 29/11/2021 giữa UBND tỉnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền phổ biến vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước; duy trì chế độ báo cáo, trao đổi thông tin giữa hai bên về chương trình, kế hoạch công tác.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, tiêu cực trên hệ thống truyền hình, truyền thanh các cấp. Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực cho cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

7. Tăng cường quản lý Nhà nước, phối hợp, trao đổi thông tin, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác PCTN, tiêu cực

Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ đạo thực hiện nghiêm việc xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác PCTN, tiêu cực; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền; phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng có liên quan; trước hết là giữa các ngành trong Khối nội chính; giữa chính quyền với Mặt trận, các đoàn thể, HĐND và đại biểu HĐND các cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực; tham gia, giám sát tình hình thi hành pháp luật về PCTN, tiêu cực và xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thành phố; người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh căn cứ kế hoạch này và tình hình thực tiễn xây dựng kế hoạch công tác PCTN, tiêu cực năm 2023 của đơn vị mình, báo cáo gửi về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) trước ngày 10/3/2023; định kỳ hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh để theo dõi, tổng hợp. UBND các cấp thực hiện nghiêm túc việc báo cáo công khai công tác PCTN, tiêu cực 6 tháng, năm tại các kỳ họp của HĐND cùng cấp theo quy định.

2. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực năm 2023 trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá công tác PCTN, tiêu cực cấp tỉnh năm 2022 theo quy định của Luật PCTN và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai theo quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập hằng năm và bổ sung; thực hiện Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 18/01/2023 của UBND tỉnh; định kỳ hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dụcđào tạo theo yêu cầu.

4. Sở Nội vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích, việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật PCTN và các quy định của bộ, ngành Trung ương; định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh gửi về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).

5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng có liên quan thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị HĐND tỉnh ban hành các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm góp phần thực hành tiết kiệm, PCTN, tiêu cực; giúp UBND tỉnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc công khai ngân sách cấp tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định của Luật PCTN, Luật Ngân sách; tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và công khai về tài chính ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công, thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo thẩm quyền.

6. Sở Tư pháp (Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp, phổ biến, giáo dục, pháp luật tỉnh) thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng việc phổ biến các chính sách, pháp luật về PCTN để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực

7. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông công khai kịp thời, đầy đủ các chương trình, kế hoạch, báo cáo, văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác PCTN, tiêu cực trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh thực hiện công khai minh bạch hoạt động trong đơn vị mình theo quy định; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 23/11/2021 của UBND tỉnh về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025, định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).

9. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình báo cáo, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tình hình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử những vụ việc, vụ án tham nhũng, việc thi hành pháp luật về PCTN và việc xử lý những vụ việc, người có hành vi tham nhũng, tiêu cực về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để tổng hợp, xây dựng báo cáo theo quy định.