Theo đó, đã đổi mới phương thức quản lý, hiện đại hoá trong toàn ngành như kê khai thuế, thu thuế, chi tiêu ngân sách đều thông qua điện tử. “Trước đây là tiền kiểm thì bây giờ là hậu kiểm, gắn với nó là cải cách thủ tục hành chính. Đây là điều rất quan trọng”, Bộ trưởng nói.

Cùng với đổi mới quản trị, quản lý nội bộ là tăng cường kỷ luật, kỷ cương triển khai rất đồng bộ trong toàn ngành.

“Các biện pháp này đã thực nhiều năm chưa không phải bây giờ mới làm, cho nên giờ mới được như thế này. Ví dụ thực hiện luân chuyển vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng chúng tôi làm từ năm  2014”, ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng, với ngành Tài chính, “bình thường một năm trên dưới 10.000 lượt cán bộ phải chuyển đổi vị trí công tác. Quy định rõ ràng, vị trí nào 2 năm, 3 năm, 4 năm là phải chuyển đổi vị trí”.

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp, ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả.

Bộ trưởng dẫn ví dụ, đối tượng quản lý thuế gấp 5 - 7 lần nhưng vẫn giảm được cán bộ. Ngay thanh tra thuế, kiểm tra thuế thường xuyên và tại trụ sở cơ quan thuế, hàng năm đã xử lý 5-7 chục nghìn tỷ đồng. “Tăng thu ngân sách bình quân mấy năm gần đây tôi theo dõi là 15-18 ngàn tỷ đồng/năm”, Tư lệnh ngành Tài chính thông tin.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Tài chính thừa nhận, không thể tránh khỏi chuyện tiêu cực. Vấn đề quan trọng là qua thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện ra thì phải xử lý.

“Đặc biệt, khi dư luận xã hội phản ánh thì phải tập trung vào làm dứt điểm, xử lý nghiêm”, Bộ trưởng Dũng nói và bày tỏ, để tuyệt đối không xảy ra sự cố, tiêu cực thì cũng khó. Cho nên, vẫn còn phải tiếp tục.

Hương Giang