Ngày 20/9/2024, Hội nghị Đảm bảo chất lượng nghiên cứu ứng dụng trị liệu tế bào và sản phẩm từ tế bào tại Việt Nam do Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế thành phố tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Y tế - TS. BSCKII. Nguyễn Tri Thức trực tiếp tham gia và chỉ đạo Hội nghị.

Tế bào gốc được hiểu là các tế bào có khả năng tăng sinh và phát triển biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt như tế bào máu, tế bào não, tế bào cơ tim hoặc xương. Tế bào gốc và các sản phẩm từ tế bào gốc mang lại tiềm năng rất lớn cho các phương pháp điều trị y học. Trong những năm vừa qua, hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành y tế đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo tại Hội nghị, toàn quốc có 30 nghiên cứu ứng dụng tế bào được Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt trong giai đoạn 2010 - 2023, tập trung chủ yếu tại một số cơ sở nghiên cứu lớn khu vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu tham dự nhất trí cao với việc các nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào cần được quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo quy định tại Luật Dược 2016, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và một số văn bản pháp luật khác. Điều này nhằm đảm bảo khía cạnh khoa học và đạo đức trong nghiên cứu, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của các nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào, đảm bảo quyền lợi người tham gia nghiên cứu tế bào gốc và sản phẩm từ tế bào gốc, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm tế bào trước khi sử dụng lâm sàng trên con người.

TS.BS Nguyễn Ngô Quang - Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế chia sẻ cụ thể về vấn đề này: “Hiện nay, Bộ Y tế đang tham khảo những ứng dụng thực tế trên thế giới để đưa vào nội dung pháp luật với mục tiêu tạo điều kiện phát triển nghiên cứu y khoa mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học, y học tái tạo. Trong đó, lĩnh vực trị liệu từ tế bào và sản phẩm tế bào được Bộ Y tế đặc biệt quan tâm.”

leftcenterrightdel
 TS.BS Nguyễn Ngô Quang - Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế chia sẻ trong Hội nghị. Ảnh BVĐK Tâm Anh

Với tinh thần đổi mới sáng tạo và đồng bộ về hành lang pháp lý, định hướng phát triển, triển khai thực hiện, bảo đảm chất lượng, chuyển giao áp dụng kỹ thuật/thương mại hóa sản phẩm, trong thời gian tới công tác nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào được kỳ vọng sẽ có bước phát triển đúng hướng, tuân thủ quy định pháp luật, hội nhập với khu vực và thế giới, đem lại nhiều kết quả thiết thực phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tiến sĩ Thẩm Thị Thu Nga, Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc Tâm Anh, một trong những đơn vị tiên phong về tiên phong đầu tư nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh, đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động từ 7/2019, cho biết: “BVĐK Tâm Anh đã được cấp phép Nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng dùng tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn trong điều trị thoái hóa khớp; kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và các bệnh tự miễn khác và ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Thử nghiệm này được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế và Hội đồng đạo đức Quốc gia để đảm bảo lợi ích của người bệnh cũng như độ tin cậy của nghiên cứu”.

leftcenterrightdel
 Trung tâm Tế bào gốc, Hệ thống BVĐK Tâm Anh tiên phong triển khai nghiên cứu và ứng dụng tế bào, sản phẩm từ tế bào. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Hiện nay, Trung tâm Tế bào gốc, Hệ thống BVĐK Tâm Anh triển khai áp dụng dịch vụ Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn, mô dây rốn, đây là tế bào gốc trưởng thành được lưu trữ và nghiên cứu phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam.

Nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng tế bào, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chủ động đầu như nhiều hệ thống, máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống xử lý tế bào gốc tạo máu tự động Sepax® 2 với quy trình khép kín và đạt hiệu quả thu nhập cao nhất hiện nay; hệ thống máy phân tích tế bào theo dòng chảy BD FACSCanto II được thiết kế với 3 đèn laser 8 kênh màu huỳnh quang thế hệ mới nhất của BD Biosciences, có chứng chỉ IVD dùng cho lâm sàng; hệ thống thu nhận hình ảnh tế bào EVOS M5000 mới nhất của Invitrogen có cấu tạo gồm kính hiển vi soi ngược có camera kỹ thuật số, tích hợp ứng dụng huỳnh quang với phần mềm giúp thu và lưu giữ hình ảnh tế bào chất lượng cao; hệ thống cảnh báo tự động đảm bảo việc nuôi cấy, sản xuất và lưu trữ tế bào an toàn nhất…

Khuê Lâm