Năm 2022, kế hoạch mở cửa lại hoạt động du lịch và đón khách du lịch quốc tế trong điều kiện bình thường mới. Kết quả, trong năm toàn tỉnh đón và phục vụ 6.730.000 lượt khách du lịch, bằng 356% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 187% kế hoạch (KH) năm 2022; trong đó lượng khách có lưu trú đạt 4.412.000 lượt, bằng 342% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 147% KH năm 2022; khách quốc tế đạt 33.500 lượt, bằng 775% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 335% KH năm 2022. Doanh thu du lịch đạt 5.602 tỷ đồng, bằng 502% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 187% KH năm 2022.

Tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”, trong đó ưu tiên nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, du lịch làng sinh thái cộng đồng...

Bên cạnh đó, ngành Du lịch đã phối hợp với Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các chuyên gia du lịch tổ chức chương trình Famtrip “Nghệ An - Về miền ví dặm”; hoàn thành việc khảo sát, xây dựng sản phẩm và công bố tour caravan “Khám phá cung đường miền tây Nghệ An”, đồng thời giới thiệu quảng bá trên mạng xã hội, nhiều kênh truyền hình, báo chí trong và ngoài tỉnh....

Trong năm 2023, tỉnh tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch. Bám sát chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; tếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.

leftcenterrightdel
Lần đầu tiên thị xã Cửa Lò tổ chức Lễ hội Áo dài hoa cúc biển Cửa Lò (3/2023) - mở đầu chuỗi hoạt động chào mừng Năm Du lịch hè 2023. Ảnh: Thành Qúy

Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa - lịch sử gắn với tâm linh, du lịch sinh thái gắn với văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng nông thôn. Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn như: Du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch MICE… với định hướng phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh.

Tăng cường kết nối các điểm du lịch lân cận để mở rộng không gian du lịch nhằm phát huy hiệu quả các mô hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch trọng điểm về lĩnh vực du lịch, rà soát đánh giá việc triển khai thực hiện các dự án du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời, tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá xúc tiến du lịch gắn với chuyển đổi số. 

Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động du lịch của tỉnh trong năm 2023 là phấn đấu đón và phục vụ 7,940 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 5,24 triệu lượt khách lưu trú; 81,5 nghìn lượt khách quốc tế. Từ đó, góp phần đem lại doanh thu dịch vụ du lịch đạt 7.470 tỷ đồng.

Xuân Thống