Ban Dân tộc yêu cầu hoạt động của các cơ quan thanh tra phải bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, bám sát và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; chú trọng công tác kiểm tra đối với ngành, lĩnh vực.

Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật.

Ban Dân tộc phấn đấu thực hiện hoàn thành, đúng quy định 100% cuộc thanh tra theo kế hoạch; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tham mưu thực hiện tốt công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; phối hợp tốt với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, trọng tâm là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực cao; tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhật Minh