Tham dự có 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan giúp việc của Thành uỷ, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP, HĐND TP, UBND TP; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường; công chức Thanh tra TP, thanh tra các sở, ngành, quận, huyện.

Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2023, thay thế Luật Thanh tra 2010. Luật gồm 8 chương và 118 điều, nhằm quán triệt và cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại và phòng, chống tham nhũng…

leftcenterrightdel
 Quang cảnh Hội nghị giới thiệu Luật Thanh tra năm 2022. Ảnh: N.P

Tiến sỹ, giảng viên cao cấp Nguyễn Huy Hoàng đã giới thiệu cụ thể những nội dung cơ bản và mới của Luật Thanh tra năm 2022; nhất là những quy định, khó khăn, vướng mắt trong việc áp dụng luật vào thực tiễn. Đồng thời, giải đáp nhiều ý kiến thắc mắc về thi hành Luật.

Cụ thể như: Về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, việc xây dựng và ban hành kết luận thanh tra, thẩm quyền của thanh tra cấp quận, huyện, việc bổ nhiệm lại thanh tra viên…

Trong đó, đáng chú ý là việc áp dụng Luật Thanh tra 2022 sao cho phù hợp. Nếu quyết định thanh tra được ký trước ngày 1/7/2023 thì áp dụng trình tự, thủ tục như Luật Thanh tra 2010 quy định; còn sau ngày 1/7/2023 thì áp dụng theo luật mới…

Ngọc Phó