Lê Phương - Mạnh Đạt
Thứ năm, 25/05/2023 - 06:35
(Thanh tra) - Là một trong những kiến nghị của Thanh tra tỉnh Hà Giang gửi Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 851/KH-TTCP về việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, chế độ thông tin, báo cáo, công tác thi đua, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức ngành Thanh tra.
Thanh tra tỉnh Hà Giang kiến nghị thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận thanh tra. Ảnh: LP
Theo Chánh Thanh tra tỉnh Hà Giang Nguyễn Chí Cường, để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành, hàng năm, Thanh tra tỉnh đã bám sát vào định hướng của TTCP, chỉ đạo của Tỉnh ủy để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, trong đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; Chỉ thị số 1209/CT-UBND của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang… Qua đó, kế hoạch thanh tra đã hạn chế được trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng thanh tra.
Các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh đã căn cứ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mình để xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm theo đúng trọng tâm, định hướng của ngành và Thanh tra tỉnh Hà Giang, trong đó tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực.
Sau khi có định hướng kế hoạch thanh tra, chánh thanh tra sở, huyện, thành phố, căn cứ vào nguồn lực thực tế của cơ quan thanh tra tại thời điểm xây dựng kế hoạch thanh tra, xem xét các yêu cầu công tác quản lý của sở, UBND cấp huyện; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được dư luận xã hội quan tâm để xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, trình giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện xem xét cho ý kiến trước khi trình Thanh tra tỉnh thẩm định chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Năm 2022 và quý I/2023, toàn ngành Thanh tra đã tiến hành thực hiện 193 cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; triển khai 28 cuộc thanh tra đột xuất. Ban hành 270 kết luận thanh tra. Tổng sai phạm phát hiện qua thanh tra trên 37,2 tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 30,4 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác hơn 6,8 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác về đất hơn 2,4 nghìn m2 đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm về hành chính 5 tổ chức, 79 cá nhân, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc. Thu hồi được hơn 12/26,6 tỷ đồng (đạt 45,1%).
Cũng theo Chánh Thanh tra Nguyễn Chí Cường, đạt được kết quả trên là nhờ công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành những năm qua được tăng cường, thường xuyên có trao đổi, phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các cuộc thanh tra. Từ đó, những khó khăn, vướng mắc trong các kết luận đã được tháo gỡ, xử lý kịp thời.
Các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, đúng nội dung thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt. Quá trình thanh tra đảm bảo khách quan, trung thực, công khai, dân chủ. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đã giúp nắm bắt thông tin, kịp thời nhắc nhở, phát hiện, xử lý hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, song trong báo cáo của Thanh tra tỉnh Hà Giang cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế như công tác thanh tra chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Số lượng các cuộc thanh tra còn ít, nhất là về các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản, các chương trình, dự án, đầu tư xây dựng. Một số cuộc thanh tra kéo dài, chưa đảm bảo theo quy định về thời gian xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra; một số kết luận thanh tra còn chung chung, việc phát hiện các hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế…
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do địa bàn quản lý rộng, lực lượng cán bộ, công chức thanh tra mỏng, thiếu biên chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Bên cạnh đó, một số tổ chức thanh tra chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và có biện pháp cụ thể để yêu cầu các đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị thanh tra.
Vai trò, trách nhiệm người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị chưa cao, còn chậm chỉ đạo việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra; công tác xử lý, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm và thực hiện các kiến nghị khác theo kết luận thanh tra chưa kịp thời…
Thanh tra tỉnh Hà Giang kiến nghị TTCP nghiên cứu, có cơ chế, chính sách và chế tài xử lý đối với các đơn vị không phối hợp, không thực hiện nghiêm các kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, đề nghị TTCP nghiên cứu có những cơ chế, chính sách quan tâm nhằm nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận thanh tra để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, ổn định tình hình trật tự, an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Chu Tuấn
20:52 11/10/2024Thái Hải
20:51 11/10/2024Chu Tuấn
20:50 11/10/2024Thu Huyền
15:18 11/10/2024Xuân Thống
15:17 11/10/2024Hoàng Nam - Hoàng Long
15:11 11/10/2024Chu Tuấn
Thái Hải
Hương Trà
Chu Tuấn
Nhật Huyền
Thanh Thanh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Kiên - Trường Giang
Phương Anh
Thu Huyền