Mối liên hệ giữa khủng hoảng khí hậu và tham nhũng vẫn đang tiếp tc đưc gi m

Tháng 11 này, một trong những vấn đề được quan tâm là biến đổi khí hậu, với sự kiện Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), diễn ra trong 2 tuần, từ ngày 6 - 18/11/2022.

Hội nghị COP27 với thông điệp xuyên suốt "cùng nhau hành động", nhấn mạnh các ưu tiên của năm 2022, cần hành động, chuyển đổi các cam kết, tuyên bố thành những kết quả và hành động cụ thể, là COP hành động.

Xung quanh chủ đề biến đổi khí hậu, TI có cách tiếp cận từ vấn đề giới tính trong các nỗ lực chống tham nhũng và biến đổi khí hậu. Theo TI, "bất kể bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, giới tính có thể sẽ ảnh hưởng đến cách bạn trải nghiệm nó".

Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, phụ nữ thường cảm nhận tác động của biến đổi khí hậu một cách sâu sắc hơn.

Tương tự, phân biệt đối xử (giới tính) có thể dẫn đến việc tiếp xúc với tham nhũng nhiều hơn và phụ nữ có thể bị ảnh hưởng cũng như gặp nhiều cản trở hơn trong các hành động chống lại tham nhũng, do khả năng tiếp cận các nguồn lực hạn chế của họ.

Trong cái nhìn riêng biệt về khủng hoảng khí hậu và tham nhũng, các phát hiện chỉ ra một điều rất đơn giản: Do bất bình đẳng giới, phụ nữ phải chịu đựng nhiều hơn nam giới trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta xem xét 2 vấn đề này với nhau và những khám phá về mối liên hệ giữa chúng vẫn đang tiếp tục được gợi mở.

Môi trường tham nhũng cao ảnh hưởng như thế nào đến cách mọi người thuộc các giới tính khác nhau điều chỉnh với biến đổi khí hậu, hoặc cách họ can thiệp để chống lại biến đổi khí hậu như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra với phụ nữ khi các dự án khí hậu không được chuyển giao một phần hoặc tất cả khi quản lý quỹ có sai phạm? Và khủng hoảng khí hậu tác động như thế nào đến những người vốn đã bị hạn chế tiếp cận với các nguồn tài nguyên như đất đai vì các hành vi tham nhũng?

Cùng với các văn phòng trên toàn thế giới, TI đang tìm cách đảm bảo vấn đề giới tính không chỉ được thừa nhận mà còn được ưu tiên trong tất cả nỗ lực về chống biến đổi khí hậu và chống tham nhũng, mang lại lợi ích cho con người và hành tinh.

leftcenterrightdel
Ảnh: TI 

Ưu tiên sự tham gia của phụ nữ vào toàn bộ quá trình chng biến đi khí hậu

Số tiền hàng trăm tỷ USD đầu tư vào các chương trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tạo ra một môi trường béo bở cho tham nhũng. Hơn nữa, các can thiệp được tài trợ và thực hiện hiệu quả không phải lúc nào cũng xem xét nhu cầu của các nhóm khác nhau, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có và khiến những người cần hỗ trợ nhất không được tiếp cận.

Theo TI Maldives, phân biệt đối xử với phụ nữ thường xuyên xảy ra trong quá trình chống biến đổi khí hậu, từ lập kế hoạch, lên đề cương đến thực hiện và đánh giá.

Chính phủ và các cơ quan quản lý phần lớn được lãnh đạo bởi nam giới, dẫn đến bất bình đẳng về cơ hội dành cho phụ nữ tham gia vào các diễn đàn ra quyết định.

Bên cạnh đó, những thành kiến về giới hiện có trong quá trình tham vấn cộng đồng càng hạn chế sự tham gia tích cực của phụ nữ vào các cuộc thảo luận có liên quan. Không phải phụ nữ không có kiến thức hoặc không có ý chí tham gia, mà họ không được lắng nghe.

Nghiên cứu toàn cầu của TI cho biết, việc thiếu các cơ chế tố cáo an toàn và dễ tiếp cận là một vấn đề trong các dự án khí hậu của từng quốc gia. Đánh giá một số quỹ khí hậu lớn, TI phát hiện ra rằng, mặc dù đã đưa vấn đề giới vào các chính sách quản trị, nhưng vẫn cần tích cực hơn nữa để giải quyết các rào chắn ngăn cản phụ nữ báo cáo hành vi sai trái.

Nếu không có các chính sách như vậy, sự thiên vị, phân biệt đối xử trong quá trình tham vấn cộng đồng, ra quyết định sẽ tiếp tục gây tổn hại đến khả năng hưởng lợi từ các dự án khí hậu của phụ nữ và đối mặt với tham nhũng. Điều này cũng có thể dẫn đến các kết quả hạn chế về khí hậu hoặc thậm chí gia tăng nguy cơ tác động xấu đến khí hậu, tăng tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu...

Ở quy mô nhỏ hơn, tại nhiều dự án địa phương cũng bộc lộ những rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ ảnh hưởng đến thành công của dự án.

leftcenterrightdel
 Hoạt động gắn kết cộng đồng ở Kalumbila, Zambia. Ảnh: TI Zambia

Khi đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác mỏ đang được tiến hành ở Kasempa (một huyện ở Tây Bắc Zambia), TI Zambia đã hợp tác với Cơ quan Quản lý Môi trường khu vực và hiểu rằng, phụ nữ đôi khi không được tham vấn cộng đồng vì họ không biết về quyền của mình, hoặc không cảm thấy được chào đón trong một môi trường lãnh đạo đều là nam giới. Tuy nhiên, các khía cạnh quan trọng về tác động của các dự án có thể bị bỏ qua nếu không có sự tham gia của phụ nữ.

Sự tham gia của toàn bộ cộng đồng sẽ làm giảm đáng kể rủi ro tham nhũng, đảm bảo tính liêm chính của quy trình.

Bà Tamika Halwiindi, cán bộ dự án tại TI Zambia cho biết: "Chúng tôi ngày càng nhận thức được rằng, để chống lại tham nhũng, việc hỗ trợ tiếng nói của phụ nữ và cơ quan quản lý là rất quan trọng. Phụ nữ cần có một vị trí, và họ cần là một phần của quyết định về các dự án khai thác".

TI khuyến nghị, cần sử dụng lăng kính giới khi đánh giá các can thiệp và chương trình khí hậu có thể ảnh hưởng khác nhau đến phụ nữ và nam giới như thế nào. Bên cạnh đó, hỗ trợ sự lãnh đạo và ra quyết định của phụ nữ trong hành động vì khí hậu; tăng cường các cơ chế tố cáo, khiếu nại của địa phương để mọi người thuộc mọi giới có thể tiếp cận và hành động có hiệu quả nhằm phòng, chống tham nhũng trong việc thiết kế và thực hiện các dự án giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ quyền tiếp cận của phụ nữ với các nguồn tài nguyên và tăng cường khả năng hành động vì khí hậu

Ở nhiều cộng đồng, phụ nữ và trẻ em gái phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sinh kế, và theo truyền thống, họ có trách nhiệm thực hiện nhiều hoạt động trong gia đình, chẳng hạn như lấy nước và nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm.

Ví dụ, ở Fiji, tình trạng mực nước biển dâng, xói mòn bờ biển và bão lũ đang ảnh hưởng không cân đối đến các nữ ngư dân, khiến sinh kế, khả năng nuôi sống bản thân và gia đình của họ gặp rủi ro.

Nếu các dự án được thiết kế để cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch hoặc bảo vệ vùng ven biển khỏi các đợt triều cường dữ dội không được thực hiện vì tham nhũng, thì những phụ nữ được hưởng lợi từ các dự án này sẽ phải gánh chịu hậu quả. Sự độc lập của họ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến làm sâu sắc thêm bất bình đẳng kinh tế giữa các giới tính.

Trong các trường hợp khác, khả năng tiếp cận đất đai gắn liền với khả năng của phụ nữ có thu nhập cao hơn và bảo đảm an ninh lương thực cũng như có cuộc sống độc lập. Tham nhũng phổ biến trong quản lý đất đai, cũng như tình trạng chiếm dụng đất và xung đột tài nguyên, đã hạn chế rất nhiều cơ hội của phụ nữ và góp phần làm gia tăng bất bình đẳng giới. Sự hạn chế về kinh tế và quyền ra quyết định ngăn cản phụ nữ hưởng lợi từ các cơ hội kinh tế và phát triển bền vững.

leftcenterrightdel
 Cuộc họp của TI Brazil với một nhóm phụ nữ nông dân địa phương tại Amazonas. Ảnh: Kátia Demeda / TI Brazil

TI Brazil đã phân tích tác động của việc chiếm dụng đất đai đối với sự bất bình đẳng của phụ nữ và môi trường. Họ phát hiện ra rằng, những vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải có hành động chung.

"Việc chiếm dụng đất đe dọa các quyền về đất đai và góp phần vào tình trạng dễ bị tổn thương về khí hậu. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới, vì phụ nữ đặc biệt phụ thuộc vào đất đai như một nguồn sinh kế, lương thực và an ninh kinh tế, cũng như không gian để tạo dựng gia đình và tương tác với cộng đồng. Giải quyết vấn đề này là cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sinh kế của phụ nữ, người dân bản địa và các cộng đồng truyền thống, cũng để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu", bà Kátia Demeda của TI Brazil nói.

Việc ngăn chặn tham nhũng đất đai không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ, mà nghiên cứu còn cho thấy rằng khi phụ nữ nắm giữ quyền về đất đai, các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu sẽ thành công hơn và trách nhiệm, lợi ích liên quan đến các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu được phân bổ công bằng hơn.

Để đảm bảo điều này trở thành hiện thực trên quy mô lớn, TI khuyến nghị các nhà tài trợ và chính phủ thực hiện các bước cụ thể để giảm tham nhũng đất đai và thực hiện các quyền về đất đai của phụ nữ, đảm bảo rằng các chính sách và quy định liên quan bảo vệ đặc biệt phụ nữ, đảm bảo họ tham gia vào quá trình ra quyết định, bao gồm cả các vấn đề khí hậu.

Giảm khoảng cách giới trong tiếp cận kiểm soát tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đảm bảo rằng các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu cải thiện tình trạng kinh tế của phụ nữ và giảm bất bình đẳng.

Tăng cường các cơ chế khiếu nại, tố cáo toàn diện và dễ tiếp cận để hỗ trợ người dân khi tìm kiếm công lý về đất đai, các cơ chế này có thể tiếp cận và hiệu quả đối với mọi người ở mọi giới tính để tránh những lo ngại về tham nhũng.
Hoài Phương