Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nam Phi mới đây, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết, vụ việc đang ở “giai đoạn điều tra”.

“Chúng tôi cam kết duy trì tính liêm chính của hệ thống tài chính vì lợi ích của nền kinh tế rộng lớn hơn và các công dân bình thường”, Tổng thống Ramaphosa nói thêm, đồng thời cho biết, chi tiết về các bước đang tiến hành không thể được tiết lộ ở thời điểm này, để không ảnh hưởng đến công tác điều tra.

Cuộc điều tra của Nam Phi là kết quả trực tiếp từ loạt phim tài liệu "Gold Mafia" gồm 4 phần do Đơn vị Điều tra của Al Jazeera thực hiện.

“Gold Mafia” được phát sóng hôm 30/3 tiết lộ thông tin liên quan mạng lưới rửa tiền và buôn lậu lớn nhất miền Nam châu Phi, bao gồm cả các đối tượng là mục sư và nhà ngoại giao.

Trong đó, Al Jazeera tiết lộ cách một nhóm rửa tiền và buôn lậu vàng đã tiếp cận hiệu quả một số ngân hàng Nam Phi bằng cách hối lộ các thành viên chủ chốt, cho phép bọn tội phạm gửi một lượng lớn tiền kiếm được bất hợp pháp ra nước ngoài mà không bị các nhà chức trách nghi ngờ.

Nhân vt ch cht

Theo Al Jazeera, nhân vật chủ chốt trong quá trình này là một người đàn ông tên Mohamed Khan, biệt danh là Mo Dollars.

Paul Holden, nhà điều tra rửa tiền, nói với Al Jazeera: “Ông ta được coi là một nhân vật “ngầm” kiểm soát hoạt động rửa tiền ở Nam Phi".

Trong số những khách hàng lớn nhất của Khan có Simon Rudland, một triệu phú Zimbabwe, người sở hữu một trong những công ty thuốc lá lớn nhất khu vực, Gold Leaf Tobacco.

Các quan chức thuế của Nam Phi đã cáo buộc Rudland trốn thuế bằng cách bán thuốc lá trên thị trường chợ đen.

Rudland ủy quyền cho Công ty Quản lý tài sản SALT Asset Management của Khan thực hiện các giao dịch ngoại hối thay mặt cho Gold Leaf.

Mohamed Khan, người cũng sở hữu một công ty khác có tên PKSA Group, sau đó đã sử dụng một mạng lưới phức tạp gồm các hóa đơn giả, công ty bình phong và tài khoản ngân hàng để rửa hàng trăm triệu USD vào các tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới, từ Dubai, Mauritius, đến Thụy Sĩ.

Những công ty này được kiểm soát bởi Rudland và một số đối tác kinh doanh.

Để đảm bảo rằng quá trình này hoạt động trơn tru, không bị "gắn cờ đỏ" trong hệ thống tài chính của Nam Phi, theo Al Jazeera, Khan hối lộ các quan chức chủ chốt tại hai ngân hàng lớn nhất của đất nước - Standard và Absa - cũng như tại Sasfin, một ngân hàng tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ.

Những sổ sách kế toán mà Al Jazeera truy cập được cho thấy hàng nghìn USD tiền mặt đã được trả hàng tháng cho các quan chức này.

leftcenterrightdel
 Loạt phim tài liệu "Gold Mafia" gồm 4 phần do Đơn vị Điều tra của Al Jazeera thực hiện. Ảnh: Al Jazeera

Các tài liệu và cuộc phỏng vấn khác tiết lộ rằng, những giao dịch gian lận, bất hợp pháp chỉ được tiến hành khi các đối tượng nhận hối lộ đương chức.

Những người trong bộ phận thực thi pháp luật của ngân hàng đã được trả tiền để đảm bảo rằng các thủ tục giấy tờ của 2 công ty PKSA và SALT rõ ràng và nhận được sự chấp thuận cần thiết.

Và trong trường hợp tại Ngân hàng Sasfin, một thành viên của bộ phận công nghệ thông tin (IT)  đã nhận hối lộ để xóa các giao dịch gian lận khỏi hệ thống trực tuyến của ngân hàng.

Yêu cầu Anh tiến hành điều tra

Hồi đầu tháng 5, một thành viên Thượng viện Anh đã yêu cầu chính quyền Vương quốc Anh tiến hành một cuộc điều tra tương tự đối với các thành viên của "mafia vàng".

“Tôi hy vọng rằng Cơ quan về Tội phạm quốc gia đang điều tra hoạt động của những cá nhân này cùng những người khác có tên trong bộ phim tài liệu cũng như nguồn tài sản của họ, và rằng chính quyền sẽ không ngần ngại đóng băng tiền của họ trong khi các cuộc điều tra này đang được tiến hành”, Nam tước Jonny Oates của Denby Grange cho biết trong cuộc thảo luận về Dự luật Tội phạm kinh tế và Minh bạch doanh nghiệp.

Ba trong số những cái tên được đưa ra trong cuộc điều tra của Al Jazeera là Uebert Angel, Rikki Doolan và Kamlesh Pattni, có quốc tịch Anh.

Uebert Angel là một mục sư được Tổng thống Emmerson Mnangagwa bổ nhiệm làm đại sứ lưu động của Zimbabwe tại Châu Âu và Châu Mỹ. Angel đồng ý buôn lậu 1,2 tỷ USD tiền bẩn vào Zimbabwe bằng địa vị ngoại giao của mình. Việc này đã bị các phóng viên bí mật của Al Jazeera ghi lại.

Angel nói với các phóng viên bí mật rằng: “[Máy bay] sẽ hạ cánh ở Zimbabwe và Zimbabwe cũng không thể chạm vào nó cho đến khi tôi về đến nhà. Vì vậy, có thể có một kế hoạch ngoại giao”.

Kamlesh Pattni là một tay buôn lậu vàng cũng đề nghị giúp các phóng viên bí mật của Al Jazeera rửa tiền và buôn lậu vàng.

Phản hồi cuc điều tra ca Al Jazeera

Simon Rudland nói với Al Jazeera rằng những cáo buộc chống lại ông ta là một phần trong chiến dịch bôi nhọ của một bên thứ ba không xác định.

Simon phủ nhận mọi liên quan đến việc bán thuốc lá bất hợp pháp và vàng hoặc buôn lậu khác.

Simon thừa nhận việc đã giao dịch với Mohamed Khan, người mà ông ta đồng ý "có vẻ" là một kẻ rửa tiền, đồng thời thừa nhận Gold Leaf và một công ty khác của ông ấy đã ủy quyền cho Công ty Quản lý tài sản SALT của Khan làm đại lý, nhưng phủ nhận mọi hình thức rửa tiền nào đã được thực hiện cho ông ấy hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào của ông.

Gold Leaf Tobacco phủ nhận mọi liên quan, trong quá khứ hay hiện tại, về hoạt động rửa tiền, buôn bán vàng bất hợp pháp và các vấn đề khác. Công ty khẳng định các giao dịch của Gold Leaf với Mohamed Khan và Công ty Quản lý tài sản SALT luôn hợp pháp và đúng đắn.

Mohamed Khan nói với Al Jazeera rằng, tất cả cáo buộc chống lại ông ta đều sai sự thật và dựa trên suy đoán, phỏng đoán cũng như bằng chứng được ngụy tạo.

Khan xác nhận mình là chủ sở hữu của PKSA Group, SALT và Gold Leaf là khách hàng của SALT, nhưng phủ nhận việc tham gia vào hoạt động rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác. Khan cũng phủ nhận việc hối lộ bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực ngân hàng Nam Phi.

Ngân hàng Sasfin nói với Al Jazeera rằng, họ không còn quan hệ với bất kỳ doanh nghiệp nào có tên trong bài báo.

Ngân hàng Absa cho biết, đã chuyển những phát hiện của Al Jazeera cho đơn vị điều tra của mình, trong khi Ngân hàng Standard cho biết họ có lập trường không khoan nhượng liên quan đến gian lận và tội phạm, đồng thời sẽ báo cáo và hỗ trợ trong bất kỳ cuộc điều tra pháp lý nào.

Trước đó, hồi tháng 4, Chính phủ Zimbabwe xác nhận đang tiến hành điều tra tổ chức “mafia vàng”.

Phản ứng trước thông tin của Al Jazeera, Bộ trưởng Thông tin, Xuất bản và Phát thanh Truyền hình của Zimbabwe - Thượng Nghị sỹ Monica Mutsvangwa - quả quyết: “Bất kỳ người nào bị phát hiện có hành vi tham nhũng, gian lận hoặc mọi hình thức tội phạm đều sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật.

Chính phủ Zimbabwe nhân cơ hội này để tái khẳng định cam kết tuân thủ luật pháp địa phương và quốc tế, bao gồm các luật liên quan đến giao dịch tài chính, buôn bán vàng và các loại khoáng sản quý khác”.

Hoài Phương