Ban Chủ nhiệm cho biết, việc xây dựng thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra sẽ tạo thành cơ sở dữ liệu quốc gia chung về thanh tra, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tạo thành hồ sơ điện tử duy nhất về từng cuộc thanh tra; khắc phục được tình trạng thanh tra chồng chéo, trùng lặp, kéo dài trong hoạt động thanh tra; công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra; phục vụ cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin; kết xuất các báo cáo nhanh chóng, chính xác, kịp thời phục vụ Quốc hội, Chính phủ và ngành thanh tra.

Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra đề tài đã đề xuất được cơ sở khoa học, cơ sở lý luận phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra; đề xuất khái niệm về thanh tra; mục đích hoạt động thanh tra; nguyên tắc hoạt động thanh tra; những đặc điểm cơ bản của thanh tra; cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; kết luận thanh tra.

Ngoài ra, đề tài làm rõ được nội dung, đặc điểm của cơ sở dữ liệu quốc gia; khái niệm về cơ sở dữ liệu; khái niệm về cơ sở dữ liệu quốc gia; đặc điểm của cơ sở dữ liệu; vấn đề cần giải quyết về cơ sở dữ liệu; quản lý cơ sở dữ liệu; tầm quan trọng của quản lý cơ sở dữ liệu; các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra; tiêu chí, yêu cầu đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra; tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra nhà nước; yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước của cơ quan thanh tra Nhà nước; tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước về thanh tra.  

Chương 2, đề tài đề xuất được thực trạng pháp luật về định hướng chương trình thanh tra; thực trạng pháp luật về xây dựng kế hoạch thanh tra; thực trạng pháp luật về điều chỉnh, xử lí chồng chéo, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra.

Đề xuất được thực trạng pháp luật và hoạt động thanh tra hành chính; thực trạng pháp luật và hoạt động thanh tra chuyên ngành; thực trạng pháp luật và hoạt động thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Đề xuất được thực trạng pháp luật và hoạt động giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; giám sát của đoàn thanh tra do người ra quyết định thanh tra tự thực hiện; giám sát của đoàn thanh tra do tổ giám sát, công chức được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện; giám sát của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra.

Đề xuất thực trạng pháp luật công nghệ thông tin; về chính sách của Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin; về nội dung quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin; về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin; về nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin…

Ngoài ra, đề tài đã đánh giá được thực trạng pháp luật và hoạt động thanh tra; đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch thanh tra; đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch thanh tra; đánh giá chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với hoạt động  kiểm toán; đánh giá chồng chéo trong nội bộ các cơ quan thanh tra nhà nước; đánh giá chồng chéo trong thanh tra, kiểm toán đột xuất. Việc đánh giá này làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động thanh tra, thanh tra lại và hoạt động giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. 

Chương 3, đề tài đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra; đề xuất các giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra

Với những kết quả đạt được, hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt yêu cầu, đủ điều kiện để nghiệm thu chính thức. Ban Chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa những nội dung theo ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng.
Thái Hải