Giả mạo hồ sơ dự thầu

Ngày 30/8/2024, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Nguyên nhân huỷ gói thầu số 12 là do tất cả E-HSDT đều không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu ngày 23/6/2023.

Gói thầu số 12 được Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh Lào Cai phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) từ ngày 14/6 - 4/7/2024. Dự toán gói thầu được duyệt là 303,822 tỷ đồng.

Gói thầu có sự tham dự của 4 nhà thầu gồm: Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 299 - Công ty Cổ phần Xây dựng cầu Lào Cai - Công ty Cổ phần Xây dựng và Kiểm định Lào Cai; Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Đức - Công ty TNHH Liên hợp xây dựng Vạn Cường; Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thương mại Mỹ Phong; Tổng Công ty Thăng Long - CTCP.

Theo báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT), cả 4 HSDT của 4 nhà thầu đều không đáp ứng về năng lực kinh nghiệm. Cá biệt, quá trình kiểm tra, HSDT của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP được tổ chuyên gia đánh giá là sử dụng tài liệu giả và kiến nghị chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý vi phạm của nhà thầu và tổ chức, cá nhân có liên quan.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Trích chụp báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của gói thầu. Ảnh: Chụp màn hình. 

Áp lực từ nợ vay ngắn hạn, chấp nhận giảm giá thầu đến 18,6%

Bên cạnh việc giả mạo tài liệu, Tổng Công ty Thăng Long – CTCP cũng chấp nhận giảm giá thầu đến 18,6% , trong khi tỷ lệ giảm giá các nhà thầu khác là 0% và 0,5%.

leftcenterrightdel
Tổng Công ty Thăng Long - CTCP giảm đến 18,6%, cao hơn tỷ lệ giảm giá của các nhà thầu khác rất nhiều. Ảnh: Chụp màn hình. 

Đáng nói, Tổng Công ty Thăng Long - CTCP chấp nhận giảm giá sâu gói thầu trong bối cảnh bức tranh tài chính có nhiều điểm đáng chú ý, tiền mặt còn hơn 1 tỷ, tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, và nhiều khoản tiền gửi ngân hàng đang được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của tổng công ty và công ty con tại các ngân hàng.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2024 của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (HNX: TTL) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, tổng tài sản TTL đạt 2.521 tỷ đồng, giảm gần 300 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Trong đó, tiền và trữ tiền có 174 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 398 tỷ đồng hồi đầu năm. Đi chi tiết vào trữ tiền TTL hiện có cho thấy, tiền mặt công ty còn hơn 1 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng 95 tỷ đồng.

Tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng có 58 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn hơn 12 tháng có 20 tỷ đồng. Đáng nói, các khoản tiền có kỳ hạn hiện đang được công ty sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của tổng công ty và các công ty con tại ngân hàng.

leftcenterrightdel
Tiền và trữ tiền của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP giảm sâu, một phần tiền gửi đã được đem đi thế chấp. Ảnh: Chụp màn hình.

Hơn 1.200 tỷ đồng, tương ứng với 47% tổng tài sản công ty đang nằm ở phải thu ngắn hạn, điều này đồng nghĩa với phần lớn tài sản đang nằm ngoài công ty. Trong đó, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến 164 tỷ đồng (hơn 10% tổng số tiền phải thu ngắn hạn).

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả TTL tính đến ngày 30/6/2024 còn 1.880 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng sau 6 tháng. Chiếm phần lớn nợ phải trả của TTL là nợ ngắn hạn với 1.824 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại ngày 30/6/2024, nợ vay ngắn hạn Tổng Công ty Thăng Long - CTCP còn 754 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều với lượng tiền mặt (hơn 1 tỷ đồng) và tiền gửi ngân hàng (95 tỷ đồng) công ty đang có.

leftcenterrightdel
Nợ vay ngắn hạn tại Tổng công ty Thăng Long lên đến hơn 754 tỷ đồng. Ảnh: Chụp màn hình. 

Chưa kể, dòng tiền của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP cũng đang gặp khó, khi kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh công ty đang âm gần 235 tỷ đồng.

 Trao đổi với Báo Thanh tra về việc các doanh nghiệp chấp nhận giảm giá sâu để trúng thầu, đại diện một nhà thầu xây lắp cho biết, có một số nguyên nhân chính khiến các nhà thầu chấp nhận giảm giá thầu với tỷ kệ rất cao.

Thứ nhất, doanh nghiệp xây lắp thiếu công ăn việc làm, nên phải tìm việc làm bằng mọi cách.

Thứ hai, doanh nghiệp xây lắp đang nợ vay ngân hàng mà không có nguồn tài chính để xoay vòng, họ phải tìm nguồn tiền bằng mọi cách, trong đó, chấp nhận giảm giá sâu để trúng thầu, lấy tiền từ gói thầu để xoay vòng vốn.

Và cuối cùng, doanh nghiệp buộc phải làm để có doanh thu cho doanh nghiệp, để mong tiếp tục có hồ sơ năng lực tài chính và kinh nghiệm tương tự, tìm cơ hội tham gia thầu trong tương lai. 

Thanh Giang