Hàng trăm năm qua, nghi thức này cùng bộ xiêm y Thánh Mẫu Ina Nagar và vua Po Klong Garai được nâng niu, gìn giữ như “báu vật” quý giá nhất.

Nghi lễ rước y trang chỉ diễn ra ở 3 điểm: Rước y trang của nữ thần Po Ina Nagar từ xã miền núi Phước Hà, huyện Thuận Nam về đền thờ ở làng Hữu Đức; rước y trang vua Po Klong Girai từ làng Phước Đồng lên tháp lấy tên ngài tại đồi Trầu, phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm…

leftcenterrightdel
Đông đảo người dân địa phương và du khách vui đón Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn. Ảnh: Duy Ngọc

Theo truyền thuyết, người Chăm và Raglai là chị em ruột, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Bởi chế độ mẫu hệ, nên con gái út thừa kế tài sản và phụ trách thờ cúng tổ tiên. Do vậy, tất cả những y trang của các vua, thần đều do người Raglai giữ và chỉ mang xuống vào các dịp Lễ hội Katê hay cúng đầu năm mới.

leftcenterrightdel
Phụ nữ Chăm mặc trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, biểu diễn chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc đặc sắc. Ảnh: Duy Ngọc 

Lễ rước y trang là màn khai hội đầy màu sắc văn hóa Chămpa, là một phần quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Raglai, Chăm nơi đây. Trải qua hàng trăm năm lịch sử với biết bao đổi thay của xã hội, đất nước nhưng nghi thức này luôn được đồng bào Chăm và Raglai gìn giữ như “báu vật”, lưu truyền mãi mãi.

leftcenterrightdel
Người Chăm theo đạo Bà-la-môn vui Lễ hội Katê truyền thống năm 2024. Ảnh: Duy Ngọc

Duy Ngọc