Cuộc khủng hoảng nội bộ của hãng Steinhoff đã bộc lộ hình thức kinh doanh thiếu minh bạch trong các thương vụ thâu tóm, chuyển nhượng và tái cấu trúc. Tình trạng tương tự diễn tra ở Naspers khi mà mỗi công ty con được trao quyền quản lý mỗi lĩnh vực chuyên biệt.

Đáp lại, lãnh đạo cả hai hãng mỉa mai rằng những ai đã và đang phê phán họ, một là không đủ thông minh, hai là không đủ am hiểu về thuật kinh doanh để có thể đưa ra những nhận xét thấu đáo.

Cũng phải khẳng định, động thái trên là lẽ thường bởi không riêng tại Nam Phi, những thương hiệu đa quốc gia đều tự hào về giá trị cốt lõi của họ. Nói một cách khác, đại diện hãng có quyền đề cao về năng lực bản thân vì họ phải thông minh, giỏi giang hơn hẳn người khác thì mới vận hành và gánh vác trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho nhân công.

Theo Koos Bekker - Chủ tịch HĐQT Naspers, khi bạn tích lũy đủ kinh nghiệm và đạt đến độ hiểu biết nhất định đồng nghĩa với việc bản thân bạn sẽ đề ra những chuẩn mực riêng và cho rằng chúng luôn đúng.

Nhìn vào những bất thường trong sổ sách kế toán của Steihoff, người ta không thể không đặt câu hỏi: Có hay không việc hãng này đang cố che giấu tình trạng mục nát qua mô hình kinh doanh phức tạp, khó hiểu? Tương tự, Naspers lợi dụng cấu trúc kiểm soát kiểu mê cung (đã đảm bảo tính độc lập cho các tài sản cũng như tính liên tục trong các chiến lược hoạt động Naspers từ thập niên 90 của thế kỷ trước) để qua mặt cổ đông và "né" cáo buộc hối lộ mà các công ty con đang đối mặt.

Phức tạp hóa là điều kiện tiên quyết trong giao dịch bất chính diễn ra ở Steinhoff cũng như Naspers, với cùng một phương thức rất giống nhau: vay tiền nơi này để trả nợ nơi khác. Đây cũng chính là hành vi gian lận ở hầu hết các "ông lớn".

Nam Phi là quốc gia có môi trường pháp lý cùng hệ thống giám sát doanh nghiệp nổi tiếng là chặt chẽ và toàn diện. Điều đó lại trái ngược hoàn toàn với thực tế, minh chứng là việc không có bất kỳ động thái nào được đưa ra từ phía cơ quan chức năng khi Gupta thao túng giá cổ phiếu qua Công ty Đầu tư Oakbay. Steinhoff hay Naspers cũng vậy, dù bị phanh phui về nghiệp vụ ở châu Âu. Tất cả hệ thống giám sát toàn cầu dường như bị vô hiệu hóa trước Naspers - hãng hoạt động theo cấu trúc kim tự tháp dù đi ngược với mọi lý thuyết logic và quản lý về doanh nghiệp, vẫn giúp một bộ phận nhà đầu tư trở nên giàu có và nắm giữ phần lớn lượng vốn hóa trên Sở Giao dịch Johannesburg.

Hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tại Steinhoff và Naspers đang được triển khai, bước đầu phát huy hiệu quả với quá trình luân chuyển kiểm toán (biện pháp đề xuất thuộc Cơ quan sở hữu trí tuệ).

Đây có thể là điểm sáng được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2018, song bản thân cổ đông, những người hiện nắm giữ một phần tài sản, không chỉ riêng ở Steinhoff và Naspers, cần tỏ rõ thái độ và quan điểm đầu tư, nhất là đối với những hãng không minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Võ Như Uyên