Các điều khoản được sửa đổi lần này gồm:

Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công khai thông tin chủ sở hữu;

Các hành vi vi phạm luật hình sự và chống rửa tiền của chủ sở hữu sẽ được lưu trữ tại các cơ quan thuế và các cơ quan thực thi pháp luật;

Các quốc gia thành viên phải xác minh thông tin về quyền hưởng thụ của các chủ sở hữu trong giấy đăng kí;

Mở rộng phạm vi áp dụng các quy định chống rửa tiền và khủng bố đối với đồng Bitcoin, dịch vụ thuế và các tác phẩm nghệ thuật.

Các nước thành viên EU, kể cả Anh có 18 tháng để thực thi các điều khoản này.

Laure Brillaud, cán bộ chính sách rửa tiền tại Tổ chức Minh bạch thế giới châu Âu ca ngợi: “EU xứng đáng có được sự tín nhiệm khi thực hiện bước đi táo bạo này trong quá trình minh bạch hóa quyền sở hữu tại các công ty - một trong những nguyên nhân gây ra tham nhũng, trốn thuế và các vi phạm khác”.

Bất chấp sự phản đối từ các nước Anh, Luxembourg, Ireland, Malta và Cyprus, Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu hoan nghênh động thái này nhưng lại hoài nghi khả năng thực thi điều luật mới.

Không giống như các công ty có tư cách pháp nhân, ủy thác là tập hợp những thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức, thường cho phép họ dễ dàng thoát khỏi sự kiểm soát của luật thuế và luật hình sự.

“Ngày nay, các ý đồ phạm tội khó thực hiện hơn rất nhiều tại các công ty ở EU, bởi ủy thác là công cụ phòng ngừa hiệu quả nhưng lại cực kỳ an toàn mà ngay cả nhân viên thuế hay cảnh sát cũng không thể tìm ra được chủ nhân thực sự của những bản hợp đồng này. Rất khó để xóa bỏ hoàn toàn thực trạng này”, bà Murray Worthy, nhân viên tại Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu cho biết thêm.

EU cũng đã có những thay đổi trong quy định sử dụng thẻ trả trước được phát hành bởi MasterCard và Visa - loại thẻ thanh toán quốc tế không liên kết với ngân hàng - trước bối cảnh tội phạm khủng bố sử dụng để chuẩn bị cho quá trình phạm tội. Theo luật sửa đổi, các quốc gia thành viên sẽ phải giới hạn số tiền được chi trả ẩn danh tối đa tại các cửa hàng là 150 euro, đối với mua bán trực tuyến là 50 euro.

Việc thực thi các chỉ thị này có thể gây trở ngại cho nước Anh, trụ sở của hầu hết các thiên đường thuế và khu vực “thuộc địa Hoàng gia Anh” (Crown Dependencies, được biết luôn đi ngược lại nỗ lực minh bạch hóa).

Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi rời khỏi vị trí Thủ tướng Anh, ông David Cameron khẳng định: “Tham nhũng là loại bệnh ung thư phát triển, di căn, ngày càng trở nên phức tạp và khó xử lý”.

Võ Như Uyên