Tại hội đàm, ông Am Elan Sari đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ACA.

ACA được thành lập từ năm 1964.

Theo Hiến pháp 2014 của Ai Cập, ACA là một trong số các cơ quan độc lập về tài chính, kỷ thuật và hành chính. ACA có thẩm quyền nộp báo cáo hàng năm cho Tổng thống, Hạ viện và Thủ tướng Ai Cập. Đồng thời, thông báo cho các cơ quan điều tra có liên quan về những bằng chứng mà ACA phát hiện ra hành vi vi phạm hoặc phạm tội; cam kết phối hợp với các cơ quan, đơn vị kiểm soát liên quan khác để chống tham nhũng và gia tăng giá trị đạo đức, tính minh bạch; chủ trì và theo dõi việc thực thi “Chiến lược Quốc gia về PCTN” của Ai Cập.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Ai Cập đã ban hành quyết định tái lập Ủy ban Điều phối quốc gia về PCTN.

Ủy ban chịu trách nhiệm chuẩn bị và theo dõi việc thực thi “Chiến lược Quốc gia về PCTN”, thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của Ai Cập tại công ước và hiệp ước mà Ai Cập phê chuẩn liên quan quan đến việc PCTN.

Cơ cấu của ACA bao gồm 1 Chủ tịch (Bộ trưởng), 1 cấp phó (thứ trưởng) và nhân viên làm việc tại 6 bộ phận: Cơ quan Chống tham nhũng Trung ương; Cơ quan Chống tham nhũng tại khu vực/địa phương; Cơ quan Nâng cao nhận thức tham nhũng; Cơ quan Thực hiện nhiệm vụ bí mật; Cơ quan Văn phòng Chủ tịch ACA và Cơ quan Hành chính.

Những vi phạm mà ACA có thẩm quyền điều tra và xử lý, đó là: Xâm phạm tiền của công, tham ô, chiếm đoạt và tạo điều kiện cho việc chiếm đoạt về tiền bạc, trục lợi, làm tổn hại đến tiền bạc của công; buôn bán công vụ, kể cả hối lộ, lạm quyền; tội kiến thu nhập bất hợp pháp; trốn thuế, trốn hải quan, rửa tiền, gian lận thương mại….

leftcenterrightdel
 Đoàn Đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự hội đàm. Ảnh: TH

Ông Am Elan Sari cho biết thêm, ACA chống tham nhũng dựa trên 4 tiêu chí: Đạt được sự kiểm soát phòng ngừa hoặc ngăn chặn; áp dụng chính sách chủ động đối với bằng chứng tham nhũng và thủ phạm tham nhũng thông qua việc thực thi hoạt động giám sát hành chính từ mọi nguồn lực và phương hướng; nâng cao nhiệm thức về nguy cơ tham nhũng thông qua các chương trình đào tạo nhận cho người dân và người lao động; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống tham nhũng thông qua trao đổi thông tin với các cơ quan an ninh tương ứng và tiến hành các cuộc đào tạo cung để thu thập và trao đổi kinh nghiện với nhũng cơ quan đó.

Tại buổi hội đàm, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cho rằng, ACA có nhiều điểm tương đồng với Cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt là, trong công tác PCTN thì xác định công tác phòng là chủ yếu, công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao pháp luật về PCTN là phổ biến.

Chia sẻ về kinh nghiệm trong công tác PCTN ở Việt Nam, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục PCTN cho biết, hiện nay Việt Nam cũng thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý được triển khai theo hướng hiện đại, tinh gọn, thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

Bên cạnh đó, quy định về kiểm soát tài sản thu nhập của Việt Nam ngày càng hoàn thiện với nhiều quy định mới và chặt chẽ, đồng bộ từ tổ chức kê khai, công khai, bản kê khai tài sản, thu nhập và xác minh tài sản, thu nhập.

Đồng thời, đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong PCTN. Cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức của Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện.

Các quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc được ban hành, sửa đổi, bổ sung, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản của Nhà nước, góp phần tích cực PCTN, lãng phí tại Việt Nam. Việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức đạt hiệu quả ngày càng cao.

Việt Nam cũng quan tâm đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phát hiện, xử lý tham nhũng

Ngoài ra, các cơ quan điều tra đã chủ động nhận diện kịp thời các vấn đề nóng, nhạy cảm, phức tạp, các hành vi vi phạm để triển khai các biện pháp, chọn khâu đột phá để phát hiện, đấu tranh trong những lĩnh vực nhạy cảm, dư luận bức xúc.

Việc khởi tố, điều tra các vụ đại án lớn là đòn giáng mạnh vào tâm lý tội phạm tham nhũng, ngăn chặn động cơ tham nhũng; công tác phát hiện, điều tra án tham nhũng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh cả ở cấp độ Trung ương và địa phương.

leftcenterrightdel
 Đoàn Đại biểu Cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập. Ảnh: TH

Trong thời gian tới, ông Tuyển cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, như: Công tác cán bộ, y tế, tài chính, ngân sách, tài sản công, đất đai, tài nguyên, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, hải quan, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án… qua đó giúp ngăn chặn động cơ tham nhũng ngay từ đầu. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về PCTN trong khu vực tư.

Hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN, tiêu cực, rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm thực quyền và hoạt động thật sự có hiệu quả.

Chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng ngay từ giai đoạn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và trong giai đoạn thi hành án; khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Triển khai nhiều kênh để tiếp nhận thông tin về tham nhũng, nhất là đơn thư, tố cáo và thông tin của dư luận, báo chí; tăng cường phối hợp giữa báo chí, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức; khen thưởng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng kịp thời, thích đáng.

Tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN nhất là các hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm bỏ trốn, truy thu tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài; mở rộng các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về công tác PCTN…

Đánh giá cao những nội dung được chia sẻ, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm khẳng định những kết quả thu được từ buổi hội đàm là hoạt động hợp tác thực chất và hiệu quả góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước nói chung và hai cơ quan nói riêng. 

Phó Tổng Thanh tra hy vọng trong thời gian tới, thông qua đơn vị tham mưu, Cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam sẽ có chuyến thăm và làm việc trao đổi học tập tại Ai Cập. Thông qua đó, sẽ giúp hai cơ quan tìm hiểu sâu hơn về những biện pháp mà hai bên đang thực hiện, từ đó tìm ra những thực hành tốt nhất để phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của mỗi bên...

Nguyễn Nhuần - Thái Hải