Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 24/05/2024 - 07:00
(Thanh tra) - Chia sẻ tại buổi làm việc giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam với Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc (ACRC) chiều 23/5, ông Lee Bum Seok - Giám đốc Trung tâm Báo cáo tích hợp tham nhũng trong tuyển dụng công Hàn Quốc, đã chia sẻ về việc xóa bỏ tham nhũng và tiêu cực trong quá trình tuyển dụng khu vưc công tại Hàn Quốc.
Ông Chong Sơng Jun, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký ACRC tặng quà lưu niệm Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy. Ảnh: TH
Thành lập Trung tâm Báo cáo tích hợp tham nhũng trong tuyển dụng công
Ông Lee Bum Seok cho biết, tháng 1/2023, ACRC đã thành lập Trung tâm Báo cáo tích hợp tham nhũng trong tuyển dụng công. Đây là tổ chức chuyên trách của chính phủ nhằm thúc đẩy xóa bỏ tiêu cực trong tuyển dụng khu vực công.
Mục đích là điều tra toàn bộ tình hình tuyển dụng của các cơ quan nhà nước và tổ chức sự nghiệp công lập (hàng năm), điều tra đặc biệt (bất thường); tiếp nhận/xử lý các vụ việc tố cáo tham nhũng, tiêu cực trong tuyển dụng khu vực công (bao gồm cả cơ quan hành chính); tư vấn nội quy cho các tổ chức liên quan đến dịch vụ công; đào tạo chuyên môn về tuyển dụng công bằng cho các tổ chức liên quan; đề xuất cải thiện hệ thống liên quan đến tuyển dụng công bằng.
Ông Lee Bum Seok cho biết, hằng năm, tất cả các tổ chức liên quan (khoảng 1.400) đều được điều tra về việc tuân thủ quy trình tuyển dụng công bằng trong năm trước.
Theo điều tra toàn diện về quy trình tuyển dụng công chức trong 7 năm gần đây (01/2017 - 05/2023) tại Ủy ban Quản lý Bầu cử Trung ương và 17 Ủy ban Quản lý Bầu cử tỉnh, thành phố, đã phát hiện 353 trường hợp vi phạm công bằng về người trúng tuyển. Trong đó có 23 trường hợp ưu tiên tuyển dụng công chức chính thức mà không qua kiểm tra, 31 trường hợp ra quyết định không công bằng đối với người trúng tuyển (29 trường hợp nghi ngờ gian lận), 299 trường hợp vi phạm thủ tục tuyển dụng (không thay đổi nguời trúng tuyển). Đề nghị điều tra 312 trường hợp và khởi tố 28 người liên quan đến tuyển dụng vào thời điểm đó, đồng thời đề xuất cải thiện chính sách và chế độ liên quan đến tuyển dụng.
Theo điều tra tình trạng tuyển dụng của Hiệp hội Cứu trợ thiên tai quốc gia cho thấy, quy trình tuyển dụng nhân viên mới trong 4 năm gần đây (1/2020 - 9/2023), phát hiện 54 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định. Trong đó có 72,7% (24 trường hợp) trên tổng số 33 trường hợp vi phạm thủ tục tuyển dụng do Hiệp hội thực hiện trong 4 năm qua (2020 đến nay), tạm thời phát hiện 5 nạn nhân. Yêu cầu xử phạt các bên liên quan, đề xuất cải thiện 39 hạng mục chính sách liên quan đến tuyển dụng.
Nghiêm cấm tiến hành tuyển dụng không có kế hoạch
ACRC cũng tiếp nhận và xử lý các đơn tố cáo về gian lận, tham nhũng trong tuyển dụng từ thanh niên và những người đang tìm việc làm.
Về quy trình tố cáo, người tố cáo gửi đến ACRC qua cổng thông tin điện tử liêm chính, trực tiếp hoặc qua bưu điện, fax. ACRS sẽ điều tra, xác minh quy trình tuyển dụng bị tố cáo; yêu cầu người tố cáo và các bên liên quan trình diện và tường trình ý kiến, xác minh tại chỗ, cung cấp tài liệu từ các cơ quan hành chính liên quan.
“Sau đó, nếu nội dung tố cáo rõ ràng là việc tuyển dụng có gian lận và cần được điều tra bởi cơ quan giám sát hoặc cơ quan điều tra thì ACRC sẽ chuyển tiếp nội dung tới cơ quan giám sát, cơ quan điều tra. Nếu xác định cần phải điều tra vì chưa rõ nội dung tố cáo có phải là tham nhũng, gian lận trong tuyển dụng hay không thì ACRC sẽ chuyển giao cho cơ quan giám sát, cơ quan điều tra trong vòng 60 ngày, có thể gia hạn thêm 30 ngày nếu cần”- ông Lee Bum Seok nói.
Khi các nội dung trong đơn tố cáo và kết quả xác minh người tố cáo cho thấy không cần thiết phải tiến hành kiểm tra, thanh tra hoặc điều tra, ACRC sẽ thông báo cho người tố cáo kết quả xử lý bằng văn bản ngay khi thực hiện chuyển tiếp, gửi hồ sơ hay đóng đơn tố cáo.
Đồng thời, cơ quan nhận chuyển giao hồ sơ đơn tố cáo thông báo kết quả điều tra bằng văn bản cho ACRC.
Ông Lee Bum Seok chia sẻ thêm về các biện pháp đảm bảo tuyển dụng công. Việc này bằng hình thức tư vấn quy định tuyển dụng nội bộ cho các tổ chức công và đề xuất cải thiện các quy định, nội quy nội bộ của tất cả các tổ chức công, rà soát những vi phạm hoặc thiếu sót trong quy trình tuyển dụng công bằng.
ACRC cũng đã chỉ ra các trường hợp tuyển dụng sai quy định như: điểm số bằng nhau; tiến hành phỏng vấn mà không tuân thủ các yêu cầu đào tạo bắt buộc cho các thành viên ban phỏng vấn (cấm cung cấp thông tin cá nhân của ứng viên, cấm các câu hỏi phân biệt). Trong quy định về phỏng vấn, yêu cầu ít nhất 1/2 số giám khảo phải là người ngoài, nhưng chỉ có một người được chỉ định.
Nghiêm cấm tiến hành tuyển dụng không có kế hoạch bởi người đứng đầu cơ quan. Quy định kỳ thi tuyển dụng nhân viên bao gồm xét tuyển hồ sơ, thi viết và phỏng vấn. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan có thể thay đổi hoặc bỏ qua từng giai đoạn và kết hợp với thi thực hành.
Thiết lập các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong gian lận tuyển dụng
Trường hợp xảy ra hành vi gian lận tuyển dụng, cần thiết lập các biện pháp để bảo vệ này. Nếu có nạn nhân, cần thiết lập các biện pháp để bảo vệ họ. Các vấn đề liên quan đến bảo vệ nạn nhân của hành vi gian lận tuyển dụng sẽ do giám đốc tự quyết định.
Mặt khác, cấm tuyển dụng đặc biệt không liên quan đến lý do lựa chọn ứng viên dự bị. Theo đó, người đứng đầu cơ quan có thể lựa chọn ứng viên dự bị để thay thế những người từ chối nhận chức, bị hủy bỏ bổ nhiệm, hoặc để bảo vệ nạn nhân của hành vi gian lận tuyển dụng. Quy mô lựa chọn sẽ không vượt quá số vị trí dự kiến tuyển dụng. Trong trường hợp này, hiệu lực của danh sách ứng viên dự bị là 6 tháng kể từ ngày công bố kết quả cuối cùng và không áp dụng cho việc bổ sung các vị trí trống không liên quan đến kỳ tuyển dụng này. Khi tuyển dụng bổ sung từ danh sách ứng viên dự bị, không được thay đổi ngẫu nhiên vị trí tuyển dụng ban đầu hoặc thứ tự danh sách ứng viên dự bị.
Để ngăn chặn hành vi gian lận tuyển dụng do thiếu hiểu biết về quy trình tuyển dụng công bằng của những người phụ trách tuyển dụng và giám sát, ACRC sẽ tổ chức các khóa đào tạo tập trung (mỗi tháng một lần) và các khóa học trực tuyến.
Đồng thời, để giải quyết các điểm mù trong quản lý do thiếu sót trong hệ thống tuyển dụng công bằng, ACRC đã thiết lập các tiêu chuẩn trong tuyển dụng công bằng và khuyến nghị cải thiện cho các cơ quan liên quan.
Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến tuyển dụng công bằng, bao gồm việc thành lập và vận hành cơ quan thẩm định liên quan đến tuyển dụng, các thủ tục tuyển dụng như: lập kế hoạch tuyển dụng và lựa chọn công khai, các phương pháp xác định ứng viên trúng tuyển và các biện pháp hỗ trợ nạn nhân của gian lận, tham nhũng trong tuyển dụng.
Đồng thời, thiết lập tiêu chuẩn tuyển dụng công bằng cho các cơ quan dịch vụ công khác.
Ngoài ra, các biện pháp của chính phủ Hàn Quốc trong việc xoá bỏ tiêu cực trong tuyển dụng: Ra mắt Trung tâm báo cáo tích hợp tham nhũng tuyển dụng; biện pháp xử lý, phát hiện tham nhũng sau tuyển dụng; chính sách phòng ngừa tham nhũng trong tuyển dụng
“Nhờ những chính sách tuyển dụng công bằng của chính phủ, việc tuyển dụng tại các cơ quan chính phủ thực sự đã thay đổi”, ông Lee Bum Seok nói.
Tại buổi chia sẻ, đại diện ACRC cũng đã trình bày thêm về giáo dục liêm chính. Đây là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhằm nâng cao tính liêm chính và minh bạch trong xã hội công chức, trong đó thực hiện giáo dục về các hệ thống và chính sách chống tham nhũng, cùng với việc đào tạo về đạo đức liêm chính do ACRC quản lý và vận hành, được thực hiện đối với tất cả các công chức thuộc các tổ chức công, mỗi năm một lần...
Đánh giá cao chia sẻ của đại diện ACRC, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy cho rằng, những chia sẻ này rất hữu ích, giúp Thanh tra Chính phủ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn trong công cuộc PCTN, tiêu cực nói chung và PCTN, tiêu cực trong tuyển dụng công chức, viên chức nói riêng tại Việt Nam.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
Phương Anh
Thái Hải
Thái Hải
Thái Hải
Trung Hà
T.Thanh
Trần Quý
Thái Hải
Phương Anh
Trọng Tài
TC
Chu Tuấn
Trần Kiên
Thanh Giang
Nam Dũng
Chu Tuấn