Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đoàn Đại biểu Cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập thăm và làm việc với Ban Tiếp công dân Trung ương

Thái Hải

Thứ hai, 07/10/2024 - 22:05

(Thanh tra) - Chiều ngày 7/10, Đoàn Đại biểu cấp cao Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập do ông Ta-me En Fa-ga-ny, Phó Chủ tịch Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban Tiếp công dân Trung ương (TƯ).

Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp phát biểu chào mừng Đoàn Đại biểu Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập. Ảnh: TH

Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp rất vui mừng chào đón Đoàn Đại biểu cấp cao Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập đến thăm và làm việc với Ban Tiếp công dân TƯ.

Trưởng ban Tiếp công dân TƯ đã giới thiệu các hoạt động tại Trụ sở Tiếp công dân TƯ nói chung và của Ban Tiếp công dân TƯ.

Theo đó, Trụ sở Tiếp công dân TƯ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ gồm 8 cơ quan (Văn phòng TƯ Đảng, Ủy ban Kiểm tra TƯ, Ban Nội chính TƯ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Trưởng ban nhấn mạnh: Việc thành lập Ban Tiếp công dân TƯ tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác tiếp dân, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; đồng thời làm tốt công tác tiếp dân là thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Mặt khác, công tác tiếp công dân giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

“Mỗi người dân khi đến trụ sở, tùy theo nội dung đều được tiếp, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tại trụ sở và theo thẩm quyền giải quyết đối với nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân”, Trưởng ban khẳng định.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TH

Giới thiệu về mô hình tiếp công dân trực tuyến, Trưởng ban Tiếp công dân TƯ cho biết, ngày 28/12/2023, Ban đã tham mưu, trình lãnh đạo Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định 748 về quy chế tiếp công dân trực tuyến và Mô hình thí điểm tiếp công dân trực tuyến của Thanh tra Chính phủ, với mục đích giúp người dân có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan TƯ nhưng không trực tiếp đến TƯ.

Với mô hình này, cho phép người dân khiếu kiện, người tiếp công dân, người tham gia tiếp công dân tham gia buổi tiếp công dân tại các điểm cầu được đối thoại, trao đổi với nhau theo thủ tục tiếp dân của buổi tiếp bằng lời nói, hình ảnh, âm thanh trực diện, liên tục vào cùng một thời điểm.

"Như quý vị thấy, cùng tham dự buổi đón tiếp đoàn còn có đại diện cán bộ làm công tác tiếp công dân từ 3 điểm cầu: Trụ sở Tiếp công dân TƯ tại TP Hồ Chí Minh, Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trụ sở Tiếp công dân thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Hôm nay cả 3 cấp, TƯ, cấp tỉnh và cấp huyện cùng kết nối trực tuyến để cùng làm việc, chúng tôi muốn trao đổi với quý vị, từ điểm cầu chúng ta đang ngồi đây, có thể kết nối đến mọi nơi, người dân không cần đến Trụ sở Tiếp công dân TƯ để gặp cán bộ tiếp dân, người dân có thể ở tại địa phương vẫn có thể được tiếp, hướng dẫn kịp thời, chu đáo; đồng thời, có thể gửi đơn qua đường bưu điện, hoặc đăng ký tiếp dân qua mạng (từ cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ), chúng tôi đều kịp thời tiếp nhận, xử lý kịp thời" - Trưởng ban chia sẻ.

Trưởng ban Nguyễn Hồng Điệp trao tặng quà lưu niệm cho ông Ta-me En Fa-ga-ny. Ảnh: TH

Bên cạnh kết nối tiếp công dân trực tuyến, thì Chính phủ đã xây dựng Cơ sở Dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đây là nội dung nằm trong chương trình chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, và có lẽ trong tương lai không xa, người dân có thể xem được kết quả, tình trạng giải quyết, xử lý các nội dụng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình đang ở đâu, xử lý như thế nào từ tài khoản cá nhân.

Đến nay, Ban Tiếp công dân TƯ đã kết nối tiếp công dân trực tuyến tại Trụ sở Tiếp công dân TƯ với điểm cầu tiếp công dân của các địa phương như UBND thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Yên, Đà Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An…

Trao đổi thêm với Đoàn Đại biểu cấp cao Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Tiếp công dân TƯ, Trưởng ban Nguyễn Hồng Điệp nói thêm, cơ cấu tổ chức của Ban gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và 5 phòng chuyên môn (Tổng hợp, Tiếp công dân 1, Tiếp công dân 2, Xử lý đơn thư và Theo dõi, đôn đốc).

Ban Tiếp công dân TƯ có chức năng tham mưu, giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn thư gửi đến Thanh tra Chính phủ; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở Tiếp công dân TƯ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam, hoạt động tiếp công dân phải theo Luật Tiếp công dân, luật quy định đối với chủ tịch tỉnh, bộ trưởng phải tiếp công dân 1 lần/tháng; chủ tịch huyện phải tiếp 2 ngày/tháng; cấp xã thì tiếp 1 lần/tuần.

"Căn phòng lớn này là nơi, hàng tháng, Tổng Thanh tra của chúng tôi và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp công dân định kỳ tại đây, mỗi tháng một lần” - Trưởng ban nói.

Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước Trụ sở Tiếp công dân TƯ. Ảnh: TH

Đáp lại tinh thần mến khách và nhiệt tình của Trụ sở Tiếp công dân TƯ,  ông Ta-me En Fa-ga-ny, Phó Chủ tịch Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập trân trọng cảm ơn công tác chuẩn bị chu đáo và đón tiếp nồng ấm của Trụ sở Tiếp công dân TƯ, ông đánh giá, đây là cuộc làm việc thú vị và ý nghĩa trong chuyến công tác của đoàn tại Việt Nam.

Ông Ta-me En Fa-ga-ny khẳng định, công việc tại trụ sở được tổ chức tốt, bài bản, ngăn nắp, hiệu quả; đặc biệt ấn tượng với các hình thức tiếp công dân linh hoạt, vừa trực tiếp tại trụ sở, vừa trực tuyến qua mạng, cũng như qua đường bưu điện. Đây là công việc phức tạp, vất vả nhưng quan trọng, và chúng tôi thấy rằng, công việc mà các bạn đang làm là rất ý nghĩa, vì người dân, nó giúp cho cán bộ hiểu người dân hơn và gần người dân hơn.

Đặc biệt, công việc này là tăng tính minh bạch, đóng góp vào công tác chống tiêu cực, tham nhũng và đảm bảo quyền công dân.

Kết thúc buổi làm việc, Trưởng ban Nguyễn Hồng Điệp trao tặng ông Ta-me En Fa-ga-ny, Phó Chủ tịch Cơ quan Giám sát Hành chính Ai Cập một món quà ý nghĩa, đó là sản phẩm bình gốm Chu Đậu, là tinh hoa của Gốm Việt, được nhào nặn, hình thành qua bàn tay lao động tài hoa của nghệ nhân gốm Việt. Như  ông Ta-me En Fa-ga-ny  nói, đây là một món quà ý nghĩa, từng nét hoa văn, tinh tế, khéo léo như chính con người Việt Nam.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm