Nhu cầu về đất đai ngày càng tăng do khủng hoảng lương thực toàn cầu, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, sa mạc hóa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, tất cả đều hạn chế tính sẵn có và khả năng tiếp cận đất đai.

Khi các cuộc khủng hoảng toàn cầu làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, những người bị phân biệt đối xử sẽ thấy quyền về sở hữu, sử dụng đất đai của họ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Năm 2015, tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững - một loạt cam kết toàn cầu được củng cố với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” vào năm 2030. Và khi đó, hai nguyên nhân liên quan đến bất bình đẳng là tham nhũng và phân biệt đối xử cũng được giải quyết.

Hồi năm 2021, một nghiên cứu của TI và Tổ chức Tín thác Quyền bình đẳng (Equal Rights Trust) đã xem xét sự gặp gỡ nguy hại của tham nhũng và phân biệt đối xử. Theo đó, tham nhũng và phân biệt đối xử đều được coi là những rào cản đáng kể để đạt được một tương lai bình đẳng và hòa nhập. Thế nhưng, hai vấn đề này lại thường được xem xét một cách riêng biệt.

Nghiên cứu mới của TI, được công bố ngày 18/4/2024, có tên: "Vùng đất xinh đẹp này: Tham nhũng, phân biệt đối xử và quyền về đất đai ở châu Phi cận Sahara" (This Beautiful Land: Corruption, Discrimination and Land Rights in Sub-Saharan Africa), lần đầu tiên khám phá động cơ của tham nhũng mang tính phân biệt đối xử trong lĩnh vực đất đai.

Xem xét bằng chứng và nghiên cứu các trường hợp từ bảy quốc gia ở Châu Phi, gồm: Ghana, Madagascar, Kenya, Nam Phi, Uganda, Zambia và Zimbabwe, TI đã rút ra những hiểu biết sâu sắc từ nghiên cứu tài liệu, các cuộc phỏng vấn người cung cấp thông tin quan trọng và lời khai ban đầu từ các cộng đồng bị ảnh hưởng đang trải qua sự phân biệt đối xử.

"Vùng đất xinh đẹp này" đã khám phá ra những điều rõ ràng về sự tương tác giữa tham nhũng và phân biệt đối xử để tác động đến quyền về đất đai.

Tham nhũng đất đai bao gồm tất cả hành vi tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, đe dọa tính mạng cũng như sinh kế của người dân, cộng đồng, môi trường và khí hậu, an ninh lương thực và ổn định chính trị.

Nó cực kỳ phổ biến, dưới nhiều hình thức và liên quan đến nhiều chủ thể. Mặc dù tác động của tham nhũng đất đai đối với quyền sử dụng đất đã được ghi chép rõ ràng, "Vùng đất xinh đẹp này" tiếp tục nghiên cứu sâu để tìm hiểu mối quan hệ của nó với các hành vi phân biệt đối xử.

Tham nhũng phân biệt đối xử trong lĩnh vực đất đai

Các văn phòng đại diện của TI đã nói chuyện với những cá nhân phản đối việc bồi thường không công bằng sau khi thu hồi đất bắt buộc ở Uganda, những người bạch tạng ở Madagascar (mục tiêu thường xuyên của bạo lực) đã mất quyền tiếp cận đất đai, các thành viên của cộng đồng Nubian phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở Kenya và công nhân nông trại bị từ chối phúc lợi công bằng trong các chương trình ở miền Nam Châu Phi...

Nghiên cứu cho thấy tham nhũng và phân biệt đối xử giao thoa nhau theo nhiều cách.

Những phát hiện của TI:

Th nht, sự phân biệt đối xử dẫn đến nguy cơ tham nhũng cao hơn. Phân biệt đối xử có thể khuyến khích hành vi tham nhũng giữa kẻ phạm tội đang tìm cách bóc lột những người yếu thế hơn.

Th hai, một số hành vi tham nhũng có tính chất phân biệt đối xử trực tiếp. Ví dụ, các trường hợp tham nhũng thông đồng giữa thành viên của các nhóm dân tộc thống trị về chính trị ở Kenya cho thấy tham nhũng có thể dẫn đến việc từ chối tiếp cận đất đai một cách mang tính phân biệt đối xử.

Th ba, các nhóm bị phân biệt đối xử có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi tham nhũng. Từ nhóm thiểu số tôn giáo ở Nam Phi - những người phải đối mặt với việc mất khả năng tiếp cận các nơi thờ cúng và địa điểm có tầm quan trọng về tôn giáo do các dự án phát triển; đến giới trẻ Zimbabwe - những người nằm trong danh sách chờ nhà ở và có nguy cơ mất đi quyền tiếp cận đất đai của nhiều thế hệ do tham nhũng trong quản lý đất đai nông thôn. Cộng đồng ở bên lề xã hội cảm nhận rõ ràng nhất tác động của tham nhũng.

Th, phân biệt đối xử và tham nhũng dẫn đến việc từ chối công lý. Ví dụ, ở Ghana, trong bối cảnh xung đột giữa nông dân và những người chăn nuôi du mục Fulani, nhận thức về tham nhũng của cả hai có thể góp phần khiến các bên không sẵn lòng tham gia vào các cơ chế giải quyết tranh chấp. Ở một số quốc gia, những người bảo vệ quyền lợi đất đai và chống tham nhũng đã phải chịu sự trả thù bằng bạo lực vì công việc của họ.

Th năm, tham nhũng cản trở tính hiệu quả của các biện pháp nhằm nâng cao sự bình đẳng. Điều này thể hiện rõ ở Nam Phi, nơi việc không đảm bảo trách nhiệm giải trình của chủ thể tham gia vào các chương trình bình đẳng cho công nhân nông trại đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tham nhũng.

Các khuyến nghị

Dựa trên nghiên cứu, TI kêu gọi các quốc gia thực hiện những biện pháp cụ thể để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin trong quản lý đất đai.

Các nhà hoạch định chính sách nên hành động ngay lập tức để bảo vệ các cá nhân và cộng đồng có quyền về đất đai bị xâm phạm bởi những mối đe dọa kép về tham nhũng và phân biệt đối xử. Điều này bao gồm việc áp dụng luật chống phân biệt đối xử toàn diện và thực hiện các biện pháp bảo vệ chống tham nhũng rõ ràng trong tất cả lĩnh vực quản lý đất đai.
Hoài Phương