Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/05/2024 - 10:37
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk (Dakruco) đang tiếp tục phối hợp thực hiện các thủ tục bán khách sạn Dakruco và khối nhà làm việc của công ty.
Công ty Cao su Đắk Lắk bán cụm dịch vụ khách sạn Dakruco để trả nợ. Ảnh: Anh Minh
Theo tài liệu của Báo Thanh tra, Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk (trụ sở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột), đang quyết tâm bán khách sạn Dakruco và khối nhà làm việc của công ty này. Doanh nghiệp đang phối hợp thực hiện các thủ tục chuyển nhượng.
Trước đó, vào năm 2016, ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký văn bản thống nhất phương án chuyển nhượng cụm dịch vụ khách sạn Dakruco của Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk (nay là Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk).
Phương thức chuyển nhượng đấu giá công khai giá, giá khởi điểm 140 tỷ đồng. Số tiền thu được dùng để thanh toán các khoản nợ của công ty gồm: Nợ vay Ngân hàng ACB để đầu tư dự án 111 tỷ đồng; nộp các khoản thuế liên quan; thanh toán lượng và trợ cấp thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người lao động; nộp phần còn lại của lợi nhuận sau phân phối của công ty năm 2013, 2014 vào ngân sách tỉnh.
Cụm dịch vụ Khách sạn Dakruco được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2009, tổng mức đầu tư 229,4 tỷ đồng, trong đó vốn vay 154,7 tỷ đồng, vốn tự có 74,7 tỷ đồng với diện tích tổng thể 30.842m2.
Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk (trước đây là Công ty Cao su Đắk Lắk, là doanh nghiệp Nhà nước, quản lý trên 20.000 héc-ta, chuyên trồng, chế biến mủ cao su. Tháng 10/2018, doanh nghiệp này chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm gần 99%.
Gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố nhiều đối tượng để điều tra vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại doanh nghiệp này.
Cụ thể, vào năm 2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố Võ Tiến Hùng, nguyên Phó phòng Kỹ thuật Kế hoạch đầu tư và Văn Đức Lư, nguyên Tổng Giám đốc Công ty. Cả hai bị điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo tài liệu, ngày 24/9/2007, ông Võ Tiến Hùng, thời điểm này là Phó phòng Kỹ thuật Kế hoạch đầu tư, Công ty Cao su Đắk Lắk, tham mưu soạn thảo Tờ trình số 146 trình ông Huỳnh Văn Khiết - Giám đốc ký duyệt và gửi UBND tỉnh Đắk Lắk về việc xin chủ trương nhập một số giống cây cao su mới của Viện Nghiên cứu Malaysia.
Trên cơ sở đó, ngày 9/10/2007, UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn đồng ý chủ trương nhập giống mới của Viện Nghiên cứu Malaysia.
Ngày 21/1/2008, ông Huỳnh Văn Khiết - Giám đốc đại diện Công ty Cao su Đắk Lắk và đại diện Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước ký hợp đồng kinh tế về việc mua bán giống cây trồng. Trong đó, thỏa thuận nội dung: Công ty Cao su Đắk Lắk đồng ý mua 6 loại giống với số lượng 1,5 triệu cây, đơn giá 1,2 USD, thành tiền (tính cả VAT 5%) là 1.890.000 USD.
Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, ông Hùng tham mưu cho ông Khiết ký thông báo về việc giao cho Trung tâm Quản lý chất lượng và Dịch vụ khoa học kỹ thuật Cao su Đắk Lắk (là đơn vị thuộc Công ty Cao su Đắk Lắk) thực hiện nhiệm vụ trực tiếp nhận giống từ Công ty Cao su Huỳnh Phước tại cảng sân bay TP Hồ Chí Minh và vận chuyển cây giống về giao cho các đơn vị trực thuộc công ty.
Ông Hùng có nhiệm vụ theo dõi và tổng hợp số liệu của từng đợt nhận cây giống, ký tên xác nhận vào các phiếu nhập kho hoặc các hóa đơn có liên quan đến việc mua giống cây trồng từ Công ty Cao su Huỳnh Phước.
Tuy nhiên, do cây giống vận chuyển từ Malaysia bằng đường hàng không, không đảm bảo điều kiện bảo quản nên khi về đến cảng sân bay Tân Sơn Nhất, cây giống không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Nên trong 2 năm 2008 và 2009, Công ty Cao su Đắk Lắk thực nhận số lượng 328.406 cây; số lượng cây bị hư hỏng, thiệt hại 118.672 cây.
Ngày 1/1/2010, đại diện Công ty Cao su Huỳnh Phước có công văn đề nghị Công ty Cao su Đắk Lắk chia sẻ số lượng cây thiệt hại (118.672 cây) mỗi bên chịu 50% thiệt hại…
Sau đó, Công ty Cao su Đắk Lắk đồng ý chịu một nửa kinh phí, chia sẻ rủi ro với Công ty Cao su Huỳnh Phước đối với 118.672 cây đã bị hư hỏng tương đương số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Mới đây hồi tháng 4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can đối với Bùi Quang Ninh - thành viên Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Dakruco để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra năm 2002-2012 tại công ty.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của ông Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) trước thềm Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) - một sự kiện được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đặc biệt quan tâm, sẽ diễn ra vào tuần tới.
Ngọc Bích (Thực hiện)
08:30 20/12/2024(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Ngọc Giàu
Trần Quý
Thái Hải
Hương Giang
Gia Khiêm
Nam Dũng
Đông Hà
Thùy Dương
Lê Hữu Chính
Phương Anh
Hải Hà