Thanh, kiểm tra trong ĐVSNCL mang tính chất nội bộ

Theo TS. Trần Văn Long, thanh, kiểm tra trong đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo trình tự, thủ tục đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc nội bộ của ĐVSNCL đó.

“Hoạt động thanh tra, kiểm tra này mang tính nội bộ là hoạt động thanh, kiểm tra của tổ chức thanh, kiểm tra nội bộ, của người được phân công làm công tác thanh, kiểm tra nội bộ trong ĐVSNCN” TS. Long cho biết.

Mặt khác, thiết chế thanh, kiểm tra trong ĐVSNCL giúp thủ trưởng, người đứng đầu ĐVSNCL trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nội bộ đơn vị với mục đích nhằm phát hiện sơ hở, sai phạm trong chính sách, quy định của Nhà nước, của chính đơn vị để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng, ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật chính sách, pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong pham vị chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Chủ thể thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra có thể được thiết kế mang tính chuyên nghiệp như các tổ chức thanh tra trong các cơ quan Nhà nước hoặc giao cho một bộ phận chuyên môn thực hiện kiêm nhiệm hay đơn thuần giao cho các viên chức thực hiện khi có nhu nhu cầu.

Đối với những ĐVSNCL có quy mô lớn, thường thành lập đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ thanh, kiểm tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL này thường được tiến hành bởi đoàn thanh, kiểm tra và được thực hiện bởi các cơ quan quản lý cấp trên, nhằm phục vụ cho việc đánh giá, làm rõ một vấn đề nào đó theo nhu cầu quản lý của cơ quan chủ quản.

Hoạt động thanh, kiểm tra trong các ĐVSNCL thực hiện xem xét, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của người đúng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ĐVSNCL…

Thanh tra, kiểm tra ĐVSNCL phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý nội bộ

Thực tiễn thực hiện tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL được nhiều kết quả. Tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các ĐVSNCL được thiết lập, sắp xếp đáp ứng nhu cầu quản lý của thủ trưởng ĐVSNCL; góp phần phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý nội bộ, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế, quy định của ĐVSNCL trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ…

Thực tiễn cũng chỉ ra, cơ cấu tổ chức thanh tra trong các ĐVSNCL không được tổ chức thống nhất, mô hình tổ chức chưa được xác định rõ đối với từng loại ĐVSNCL; hoạt động thanh tra, kiểm tra của ác ĐVSNCL hiện nay nhìn chung còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; còn thiếu sự chủ động, độc lập và chưa có cơ chế áp dụng tổ chức, hoạt động riêng.

Thực tế hiện nay, các ĐVSNCL không có chức năng quản lý Nhà nước nên tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra được tổ chức và hoạt động trong nội bộ đơn vị không gắn liền với quản lý Nhà nước, mà gắn liền với quản lý đơn vị, phục vụ trực tiếp nhu cầu quản lý nên kế hoạch, tổ chức, nhân sự, kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào Thủ trưởng đơn vị, quản quản lý của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chưa được triển khai nhiều.

Tính độc lập tương đối trong hoạt động của tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các ĐVSNCL ít được đề cập đến và thực tế phụ thuộc rất nhiều vào thủ trưởng ĐVSNCL.

Tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh, tra cũng như các đơn vị trực thuộc khác của ĐVSNCL đều chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của người đúng đầu cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra ở nhiều ĐVSNCL chưa đi vào chiều sâu, tính chuyên nghiệp chưa cao; giá trị pháp lý của kết luận thanh tra, kiểm tra còn hạn chế….

Đề tài có tính cấp thiết

Đề tài được chia làm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL. Ở chương này, đưa ra các quan niệm, đặc điểm, nội dung, sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL.

Chương 2: Quy đinh pháp luật và thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL.

Chương 3: Đưa ra định hướng giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL.

Cho ý kiến tại hội nghị, các thành viên hội đồng đều khẳng định: Việc nghiên cứu đề tài là cần thiết, nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL; kết quả nghiên cứu công phu, sản phẩm đầy đủ.

Đề tài đạt được đầy đủ nội dung nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL.

Các thông tin, tài liệu, tư liệu được thu thập từ các nguồn tin cậy, xác thực, khách quan.

Bên cạnh đó, đề tài có nhiều nội dung mới, đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan kết quả và tồn tại, hạn chế của tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL. Các kiến nghị của đê tài có tinh khả thi, cần được các cơ quan chức năng xem xét, ứng dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra.

Tuy nhiên, đề tài cần phân loại, làm rõ sự cần thiết của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL và cần thu thập đầy đủ thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL làm cơ sở thực tiễn để kiến nghị các giải pháp.

Mặt khác, đây là đề tài về tổ chức, tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL nên cần tập trung vào thực tiễn và pháp luật. Từ đó có đề xuất hoàn thiện pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL.

Trong chương 2: Cần sắp xếp lại nội dung trình bày, trong đó nên làm rõ thực trạng, hạn chế, bất cập về pháp luật, tổ chức và hoạt động của tất cả các loại hình thanh tra, kiểm toán  trong ĐVSNCL.

Trong chương 3: Bổ sung thêm các giải pháp về tổ chức và hoạt động...

Với những kết quả đạt được, hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài đủ điều kiện nghiệm thu cấp bộ. 

Thái Hải