Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế lĩnh vực xuất bản, phát hành

Phạm Thanh

Thứ năm, 18/04/2024 - 10:54

(Thanh tra) - Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2024, cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế lĩnh vực xuất bản, phát hành.

Ảnh minh họa: Thanh Phạm

Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước tập trung rà soát, nghiên cứu lập đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản và tham mưu xây dựng hoàn thiện nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 13/4/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Thông tư sửa đổi Thông tư số 05/2016/TT-BTTTT ngày 01/3/2026 quy định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế; tham mưu cho ý kiến về thuế VAT trong lĩnh vực xuất bản.

Đổi mới hoạt động quản lý Nhà nước theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để hướng tới chuyển đổi số.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước từ trung ương tới địa phương nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời cá nhân, tổ chức có thành tích.

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Triển khai các giải pháp phối hợp giữa các đơn vị công nghệ và đơn vị xuuất bản để hỗ trợ để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số cho các nhà xuất bản; nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển nhà xuất bản số; hoàn thiện nền tảng xuất bản điện tử dùng chung, nền tảng kết nối các nhà xuất bản, bổ sung các tính năng hỗ trợ, quản lý quy trình, quản lý đơn vị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động xuất bản, triển khai giải pháp hỗ trợ để xuất bản sách trên cơ sở đa nền tảng; tăng số lượng các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành tham gia xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án phát triển một số nhà xuất bản chủ lực gắn với chuyển đổi số của nhà xuất bản.

Nghiên cứu, triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản như: Chuyển đổi phương thức xuất bản để phù hợp với xu thế hội nhập. Kết nối, chia sẻ thông tin, chế độ báo cáo trên hệ thống cổng thông tin điện tử. Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng số của lĩnh vực xuất bản đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi số. Phát triển các nền tảng số để thúc đẩy văn hóa đọc; thiết chế văn hóa đọc ở cơ sở; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại.

Chỉ đạo, định hướng các nhà xuất bản xuất bản sách, tài liệu đúng quy định của pháp luật, định hướng của Đảng và bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước, của ngành, lĩnh vực, địa phương; đặc biệt xuất bản tác phẩm, công trình giá trị về văn hoá - tư tưởng, góp phần vào công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam, thực hiện khát vọng Việt Nam hùng cường, phồn vinh, thịnh vượng.

Các chỉ số phát triển chính của hoạt động xuất bản

 Hiện nay cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản. Trong đó, có 48 nhà xuất bản thuộc Trung ương và 09 nhà xuất bản thuộc địa phương.

Tính đến hết ngày 31/12/2023, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 37.487 xuất bản phẩm (giảm 1,4%) với 536.179.131 bản (giảm 10,5%).

Tổng doanh thu toàn ngành đạt 4.105,350 tỷ đồng (tăng 4,98%). Nộp ngân sách 383,484 tỷ đồng (tăng 8,5%). Lợi nhuận (sau thuế) đạt 455,510 tỷ đồng (tăng 8,4%) .

Năng lực sản xuất tính theo tỷ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người đạt 5,36 bản xuất bản phẩm (giảm 11%). Trong đó, có 3,88 bản là sách giáo khoa, bài tập, giáo viên; 1,48 bản là các loại xuất bản phẩm khác.

Tăng cường phối hợp với cơ quan chủ quản nhà xuất bản trong công tác điều hành, giám sát hoạt động và xử lý vi phạm của nhà xuất bản, đặc biệt là trong quản lý nội dung xuất bản phẩm, hạn chế thấp nhất việc để xảy ra các vi phạm về chính trị, tư tưởng.

Tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, liên kết trong hoạt động xuất bản, hoạt động in xuất bản phẩm và in sản phẩm không phải là xuất bản phẩm, đẩy mạnh công tác phòng, chống in lậu; tham gia triển khai giải pháp đổi mới hoạt động Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương; tăng cường các giải pháp phối hợp chống xâm phạm bản quyền trên không gian mạng.

Đối với cơ quan quản lý tại địa phương, đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có sai phạm.

Đẩy mạnh, duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ sự phối hợp với cơ quan quản lý ở Trung ương theo hướng đi vào thực chất và hiệu quả nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý và xử lý vi phạm, đặc biệt chú trọng việc chia sẻ thông tin, báo cáo định kỳ để phục vụ công tác thống kê, đánh giá và định hướng toàn ngành Xuất bản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương. Chủ động tham mưu, triển khai có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại địa phương theo hướng đổi mới, phù hợp thực tiễn.

Đối với cơ quan chủ quản nhà xuất bản, cần nghiên cứu, sắp xếp nhà xuất bản theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại; mạnh dạn dừng hoạt động nhà xuất bản có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, yếu kém; nhanh chóng có phương án hỗ trợ giải quyết cho các nhà xuất bản đang nợ thuế do bất cập cơ chế thuế, thuê nhà thuê đất; nghiên cứu sớm có mô hình tổ hợp xuất bản mạnh, phát triển các tổ hợp và các nhà xuất bản trọng điểm để tạo động lực dẫn dắt thị trường.

Bên cạnh việc định hướng, chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện xuất bản được nhiều sách có giá trị, đúng định hướng, có sức lan tỏa, tác động tích cực vào nhận thức xã hội thì các cơ quan chủ quản cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chủ quản, kịp thời uốn nắn, xử lý các sai sót, vi phạm của nhà xuất bản, đặc biệt là sai phạm về nội dung xuất bản phẩm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm