Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, hiện tượng vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra diễn ra phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng, ở một số nơi đã đến mức báo động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra trong quản lý nhà nước và niềm tin của Đảng, Chính phủ và nhân dân đối với lực lượng thanh tra. Các chủ thể thanh tra không thực hiện trách nhiệm thanh tra, không tuân thủ quy định về quyền, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục, thời gian thanh tra; không xử lý, xử lý không đúng quy định các vi phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra; vi phạm nghiên tắc hoạt động thanh tra…

Mặt khác, do bất cập của pháp luật hiện hành về kiểm soát quyền lực đối với các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra. Pháp luật thanh tra chưa quy định về kiểm soạt hoạt động thanh tra từ phía cơ quan nhà nước khác và từ các chủ thể xã hội để đảm bảo tính khác quan, minh bạch, hiệu quả và phòng chống xung đột lợi ích vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Bên cạnh đó, thực tiễn kiểm soát quyền lực các chủ thể Nhà nước đối với hoạt động thanh tra còn thiếu hiệu lực, hiệu quả và hình thức, việc kiểm soát tự thân của hệ thống hành chính đối với hoạt động thanh tra còn thiếu hiệu lực, hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra của thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước và thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước chủ yếu được tiến hành qua theo dõi  báo cáo của trưởng đoàn thanh tra, chưa thường xuyên, trực tiếp tại nơi thanh tra.

Còn phổ biến hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra hiệu quả còn thấp; quá trình áp dụng các quy định về giám sát hoạt động của đoàn thanh tra còn gặp nhiều khó khăn và không khả thi ở nhiều nơi do số lượng biên chế của cơ quan thanh tra hạn chế, trong khi cùng thời điểm phải tổ chức nhiều đoàn thanh tra nên không đủ người giám sát.

Pháp luật về thanh tra mới chỉ quy định về nội dung giám sát, chưa có quy định cụ thể trình tự, thủ tục giám sát.

Việc thực  hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do pháp luật hiện hành còn thiếu các chế tài cụ thể để buộc các đối tượng phải thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

Ngoài ra, hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân chủ yếu là giám sát theo vụ việc thanh tra và hầu hết được tiến hành gián tiếp thông qua việc yêu cầu Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và UBND các cấp báo cáo tình hình, kết quả hoạt động; thực tiễn kiểm soát quyền lực của các chủ thể xã hội đối với các hoạt động thanh tra còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức…

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị thuyết minh đề tài. Ảnh: TH

Góp ý cho đề tài, ông Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ Giám định, thẩm định và xử lý sau thanh tra đánh giá về tổng quan đề tài tương đối hoàn chính; việc giám sát quyền lực trong hoạt động thanh tra tương đối cần thiết; phương pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đề tài; đảm bảo tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có triển vọng, áp dụng tốt vào thực tiễn, có tác động tích cực tới công tác quản lý Nhà nước nói chung và công tác thanh tra nói riêng.

Theo ông Toàn cần cần nhắc thêm cách tiếp cận truyền thống từ lý luận đến thực tiễn. Đồng thời, đề tài nên bố cục, sắp xếp lại nhóm vấn đề thể hiện tính cấp thiết từ lý luận, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước đến thực tiễn hoạt động thanh tra.

Trong phần nội dung, đề tài đã đưa ra những khái niệm cụ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên cần bổ sung nội dung việc làm rõ các chủ thể chính sử dụng quyền lực, để các chương sau sẽ phân tích và đề ra các giải pháp cụ thể trong kiểm soát quyền lực cho từng chủ thể.

Ông Đỗ Đức Toàn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đánh giáo cao việc nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, trong phần phương pháp nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm cần chỉ ró những phương pháp nào áp dụng sử dụng để nghiên cứu nội dung nào của đề tài.

Về nội dung, theo ông Toàn cần thể hiện rõ các nội dung cụ thể của kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra là gì? Cần cân nhâc nghiên cứu kiểm soát hoạt động thanh tra là một phần của kiểm soát hoạt động công vụ.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng, đề tài hết sức cấp thiết. Ban Chủ nhiệm đã làm rõ những vấn đề  lý luận, pháp lý và thực tiễn về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra; đề xuất quan điểm giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực và bảo đảm hoạt động tuân thủ chính sách pháp luật. Đề tài cũng đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra; đánh giá thực trạng chính sách, pháp luật và thực tiễn về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra; đề xuất quan điểm, giải pháp pháp lý và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.

“Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như vậy là tương đối phù hợp với tên gọi và nội dung nghiên cứu” - ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, đề tài cần cân nhắc khuôn lại phạm vi nghiên cứu, nên chăng gói gọn lại chủ thể đối tượng kiểm soát quyền lực là trong các cơ quan thanh tra. Theo ông Tuấn, việc kiểm soát hoạt động thanh tra rất rộng, liên quan đến các chủ thể từ việc xây dựng kế hoạch thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, thanh tra trực tiếp, kết luận thanh tra và thậm chí là đôn đốc xử lý sau thanh tra…

Kết luận, Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh khẳng định đề tài có tính cấp thiết. Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc. Phương pháp nghiên cứu phù hợp, có tính khả thi cao. Trên cơ sở những kết quả đạt được của thuyết minh, Hội đồng Tuyển chọn đề tài khoa học nhất trí thông qua phê duyệt nghiên cứu đề tài.

 

Thái Hải