Nhiều đơn vị chậm đóng bảo hiểm phát sinh mới

Ngày 19/4/2024, BHXH tỉnh Thanh Hoá có Báo cáo số 679/BC-BHXH về việc tình hình chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trong quý I/2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Thanh Hoá, trong những tháng đầu năm 2024, BHXH Thanh Hoá đã tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN. Trong quý I/2024 đã tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị và  yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động truy đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc do chưa tham gia và số tiền truy đóng do đóng thiếu thời gian; thực hiện lập biên bản và ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với đơn vị.

Tại 17 đơn vị hành chính sự nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tại thời điểm ngày 31/12/2022 với số tiền chậm đóng là 4. 610.977 đồng, tính đến ngày 31/3/2024 còn chậm đóng 1.651.713.612 đồng.

Trong số 2.252 đơn vị khối doanh nghiệp đang hoạt động chậm BHXH, HBYT, BHTN tại thời điểm 31/12/2022 chậm đóng là 314. 892.368.574 đồng, số phát sinh thu đến 31/3/2024 là 747.418.560.236 đồng, tổng số tiền phải trích nộp 1.062.310.928.810 đồng, đã trích nộp 720.254.425.596 đồng, tính đến ngày 31/3/2024 còn chậm đóng 342.056.503.214 đồng.

leftcenterrightdel
Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá là đơn vị chậm đóng bảo hiểm 3 tháng. Ảnh: Hương Trà 

Việc chậm đóng bảo hiểm phát sinh mới đối với 21 đơn vị  hành chính sự nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng trở lên; các đơn vị chậm đóng 3 tháng như: Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn; Ban Quản lý bảo trì công trình giao thông và Điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng…

Những đơn vị hành chính sự nghiệp chậm đóng 4 tháng gồm: Trung tâm Điều dưỡng - PHCN, Bộ Tài nguyên Môi trường; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ngọc Lặc; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Sơn… Tất cả đơn vị hành chính sự nghiệp chậm đóng BHXH từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền lên 2.483.993.927 đồng.

Tại các doanh nghiệp đang hoạt động có 448 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng trở lên với số tiền chậm đóng từ 20 triệu trở lên chậm đóng 35.382.453.628 đồng bao gồm cả các đơn vị khối hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

Nhiều hạn chế và tồn tại

Đối với các đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp chậm đóng là các đơn vị sự nghiệp được giao tự chủ về biên chế, tài chính do sắp xếp lại thực hiện việc sáp nhập, dẫn đến chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. Các doanh nghiệp không có khả năng và chưa thực hiện nghiêm việc đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

Một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định trong việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN; việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN còn hạn chế, kết quả chưa cao; một số doanh nghiệp bị xử phạt hành chính và số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN.

leftcenterrightdel
Ban Quản lý bảo trì công trình giao thông và Điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng là đơn vị chậm đóng bảo hiểm 3 tháng. Ảnh: Hương Trà. 

Doanh nghiệp có số tiền chậm đóng lớn và thời gian kéo dài, nhưng vẫn chưa thực hiện việc trích nộp theo quy định, dẫn đến số tiền chậm đóng ngày càng tăng và tăng với số tiền lớn, cụ thể: Công ty TNHH FLC SAMSON GOLF &RESORT có 472 lao động chậm đóng 36 tháng với với số tiền 29,848 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Thanh Hoá có 47 lao động chậm đóng 88 tháng với số tiền 16,722 tỷ đồng; Công ty Cổ phần (CP) Lilama 5 có 44 lao động chậm đóng 55 tháng với số tiền 11,669 tỷ đồng; Công ty CP Xi măng Công Thanh có 58 lao động chậm đóng 18 tháng với số tiền 4,462 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên JLG Vina có 31 lao động chậm động chậm đóng 46 tháng với số tiền 5,631 tỷ đồng; Công ty TNHH Liên doanh Vinastone - Hà Trung có 69 lao động chậm đóng 33 tháng với số tiền 4,391 tỷ đồng; Công ty CP Bỉm Sơn Viglacera có 29 lao động chậm đóng 21 tháng với số tiền 1,425 tỷ đồng; Chi nhánh tại Thanh Hoá - Công ty CP Đầu tư và khoáng sản FLC STONE - Yên Định có 81 lao động chậm đóng 16 tháng với số tiền 1,461 tỷ đồng; Công ty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hoá có 69 lao động chậm đóng 16 tháng với số tiền 1,409 tỷ đồng; Công ty TNHH VINA - Yên Định có 25 lao động chậm đóng 27 tháng với số tiền 914 triệu đồng; Công ty CP Xây dựng VACIC có 28 lao động tham gia BHXH chậm đóng 23 tháng với số tiền 719 triệu đồng…

Tại báo cáo của BHXH tỉnh Thanh Hoá nêu rõ, các doanh nghiệp có số tiền chậm đóng lớn, lao động ít hoặc đã giảm hết, thời gian chậm đóng kéo dài, đã thực hiện thanh kiểm tra nhiều lần nhưng không thu hồi được tiền chậm đóng như: Công ty CP Đầu tư xây dựng Công trình giao thông 838, Công ty CP Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Long, Công ty CP Xây dựng Hancorp.2, Công ty CP Thiện xuân - Lam Sơn, Công ty TNHH Hà Thịnh - Hà Trung, Công ty TNHH Chế biến hải sản Ngọc Sơn, Công ty CP Sản xuất, thương mại và dịch vụ Vận tải An Huy - Nghi Sơn…

leftcenterrightdel
Công ty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hoá có 69 lao động chậm đóng bảo hiểm 16 tháng. Ảnh: Hương Trà. 

Một số doanh nghiệp hiện nay không còn văn phòng giao dịch, không hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thanh Hoá nhưng số tiền chậm đóng lớn như: Công ty CP Xây dựng số 5, tại địa chỉ tầng 2 nhà Vimeco, lô E9 đường Phạm Hùng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Chi nhánh Công ty Sông Đà 4, địa chỉ tầng 3, Toà nhà TM, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội...

Đồng thời, BHXH tỉnh Thanh Hoá triển khai đồng bộ các giải pháp thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt tập trung ở nhóm các đơn vị chậm đóng 12 tháng trở lên; tiếp tục triển khai và phối hợp triển khai thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra chuyên ngành đóng đột xuất đối với đơn vị chậm đóng từ 3 tháng trở lên, đơn vị chưa tham gia hoặc tham gia không đầy đủ bảo hiểm cho người lao động...

Hương Trà