Theo một số người làm nghề heo đất lâu năm ở Lái Thiêu, nghề làm heo đất xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ trước. Trước đây, vùng Lái Thiêu có khoảng 300 hộ làm heo đất, đến nay còn số này đã giảm đi nhiều, chỉ còn vài hộ gắn bó với nghề truyền thống này. Tuy nhiên, nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được người dân nơi đây gìn giữ.

Do việc nung heo đất thủ công nên ảnh hưởng tới môi trường, TP Thuận An những năm gần đây đã cho dừng hoạt động các lò nung này, hiện chỉ có vài hộ duy trì. Phần lớn các hộ còn giữ nghề truyền thống ở Lái Thiếu phải nhập heo đất từ xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên về để gia công khâu cuối là vẽ, sơn heo, sau đó giao lại cho thương lái.

Những ngày đầu tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch), chúng tôi có dịp được tận mắt chứng kiến những công đoạn để tạo ra những chú heo đất, trâu đất từ chính bàn tay của những người thợ lâu năm ở Lái Thiêu.

leftcenterrightdel
 Công đoạn trộn đất với nước và keo tạo thành hồ. (Ảnh: Chu Tuấn)

Công đoạn đầu tiên để tạo ra những chú heo, trâu… bằng đất là trộn đất với nước và keo tạo thành hồ. Sau khi hồ được trộn nhuyễn bằng máy, thợ gốm sẽ rót hồ đầy vào các khuôn đã được chuẩn bị sẵn. Đợi khoảng 30 phút tới 1 tiếng để hồ khô, bám vào thành khuôn, thợ sẽ tháo nút dưới đấy khuôn để phần còn lại của hồ chảy ra ngoài…

leftcenterrightdel
Những chiếc khuốn "siêu khủng" để đúc ra những con trâu có kích thước rất lớn, phục vụ để trồng lan hay cây cảnh. (Ảnh: Chu Tuấn) 

Tùy theo độ dày vỏ heo đất mà thực hiện thao tác đổ và trút hồ thêm một lần nữa. Sau từ 3 đến 5 giờ đồng hồ tiếp theo, heo đất sẽ khô lại. Sau đó là công đoạn gỡ heo đất ra khỏi khuôn. Công đoạn tiếp theo là khoét lỗ tiền và gọt tỉa, chỉnh sửa những phần dư thừa do tháo khuôn.

leftcenterrightdel
 Thợ gốm sẽ rót hồ đầy vào các khuôn đã được chuẩn bị sẵn. (Ảnh: Chu Tuấn)

Để những chú heo, trâu đất đủ điều kiện mang vào lò lung, thợ gốm sẽ phải phơi khô để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Thời gian nung sẽ kéo dài từ 10 tới 12 tiếng liên tục tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. Sau khi nung xong thì đợi lò nguội mới tiến hành lấy sản phẩm ra…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Đợi khoảng 30 phút tới 1 tiếng để hồ khô, bám vào thành khuôn, thợ sẽ tháo nút dưới đấy khuôn để phần còn lại của hồ chảy ra ngoài… (Ảnh: Chu Tuấn)

Tại lò của chú Tòng - một trong vài lò còn hoạt động tại Lái Thiêu, hàng trăm con trâu đất đang được phơi, đợi khô để đưa vào lò nung. Chú Tòng cho biết, mình bắt đầu sản xuất trâu đất từ tháng 7 Âm lịch, làm đến đâu là bán hết tới đó.

leftcenterrightdel
 Những chú heo, trâu đất đã được phơi khô, đợi xếp vào lò để nung. (Ảnh: Chu Tuấn)

Năm nay, chú Tòng đã tự sáng tạo, làm ra khuôn trâu “độc nhất, vô nhị” mà không có lò nào có. Đến nay đã sản xuất được khoảng 1.000 con với kích thước lớn, đẹp mắt. Nung xong đợt nào là các cơ sở gia công đến mua hết…

leftcenterrightdel
 Hàng chục con heo, trâu đất được phơi đợi khô trước khi đem đi nung. (Ảnh: Chu Tuấn)
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Những chú trâu đất được đúc với nhiều họa tiết đẹp mắt. (Ảnh: Chu Tuấn)
leftcenterrightdel
 

Theo chú Tòng, để làm được một trâu đất có kiểu dáng bắt mắt, giống như thật, kích thước lớn thì công đoạn tạo khuôn ban đầu là phức tạp và mất nhiều thời gian nhất…

Sau khi trâu đất được nung xong, các cơ sở gia công ở Lái Thiêu sẽ đến mua về để vẽ, sơn, tạo màu sắc cho trâu đất.

leftcenterrightdel
 Trâu đất sau khi nung được các cơ sở  gia công thu mua về để "trang điểm" thành "trâu vàng". (Ảnh: Chu Tuấn)
leftcenterrightdel
 Trên lưng trâu thường có nhiều hoa văn, chữ tài, lộc, đồng tiền... tượng trưng cho một năm tươi sáng, may mắn và tài lộc. (Ảnh: Chu Tuấn)

Tại cơ sở heo đất Thu Sương ở phường Lái Thiêu, hàng trăm con trâu đất được xếp thành hàng chờ được “trang điểm” để thành trâu vàng. Năm nay, trâu đất được sơn màu vàng là mặt hàng chủ đạo. Trên lưng trâu thường có nhiều hoa văn, chữ tài, lộc, đồng tiền... tượng trưng cho một năm tươi sáng, may mắn và tài lộc.

leftcenterrightdel
Năm nay “trâu vàng” rất hút khách, làm không kịp để cung cấp cho tiểu thương. (Ảnh: Chu Tuấn) 

Chị Hương - chủ một cơ sở chuyên sơn heo đất ở phường Lái Thiêu cho biết, năm nay “trâu vàng” size lớn rất hút khách, làm không kịp để cung cấp cho tiểu thương. Những con “trâu vàng” được làm cầu kỳ với kích thước lớn được nhiều khách hàng ở TP HCM tìm mua về để trưng Tết cũng như đem đi biếu…

leftcenterrightdel
Heo vàng được tập kết ở bến cảng, chờ được bốc xếp lên thuyền chở đi các tỉnh miền Tây. (Ảnh: Chu Tuấn) 

 

leftcenterrightdel
Tại bến ghe thuyền Lái Thiêu trên đường Châu Văn Tiếp (khu vực gần công viên Tiêu Thanh Việt), hàng chục tàu hàng từ các tỉnh miền Tây đang đợi bốc xếp hàng lên thuyền. (Ảnh: Chu Tuấn) 

Theo ghi nhận của chúng tôi, bến ghe thuyền Lái Thiêu trên đường Châu Văn Tiếp (khu vực gần công viên Tiêu Thanh Việt), hàng chục tàu hàng từ các tỉnh miền Tây đang đợi bốc xếp hàng lên thuyền. Ngoài các sản phẩm đồ gốm truyền thống của Bình Dương, mặt hàng heo đất, “trâu vàng” được các tiểu thương mua rất nhiều để cung ứng cho người dân…

Chu Tuấn