Kiểm tra xử lý nghiêm

Trước đó, ngày 27/4/2024, Báo Thanh tra có bài “Xe tải lớn chở đất tận thu gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông”, nội dung phản ánh UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 1490/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH Sản xuất TM và Dịch vụ An Phát (Công ty An Phát) được tận thu, vận chuyển 48.457m3 đất thừa trong quá trình hạ thấp độ cao mặt bằng xây dựng nhà ở riêng lẻ và trồng cây lâu năm của 3 hộ dân tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân để làm vật liệu san lấp phục vụ công trình: Khu dân cư xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; tuyến đường Quảng Phú - Xuân Tín - Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân; khu đô thị mới Sao Mai với thời gian 4 tháng (thi công và tận thu đất thừa của các hộ gia đình nêu trên theo hình thức cuốn chiếu; đồng thời, không được thực hiện tận thu, vận chuyển trong các dịp lễ, Tết Nguyên đán năm 2024).

leftcenterrightdel
 Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo quá trình tận thu phải đảm bảo về môi trường, đường giao thông, thế nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra trong quá trình tận thu đất. Ảnh: Người dân cung cấp

Theo lãnh đạo UBND huyện Thọ Xuân, "thông qua báo chí, chúng tôi đã nắm được thông tin phản ánh. Việc ô tô vận chuyển đất gây ô nhiễm, bụi là khó tránh khỏi. Việc này chính quyền địa phương phải thường xuyên giám sát, nhắc nhở đơn vị tưới nước. Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới đời sống người dân. Các công ty được cấp phép tận thu đất cũng phải tuân thủ các quy định, xe chở đúng tải, có biển báo khi ra vào quốc lộ.

Đơn vị quản lý đường Hồ Chí Minh đã có văn bản, chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị tiến hành kiểm tra, xử lý. Đối với với việc có khai thác ra ngoài mốc giới hay không phải tiến hành đo đạc thực tế bằng máy móc, thiết bị chứ không thể nói miệng hay nhìn sơ qua trên bản đồ”.

Các xe chở vật liệu thường xuyên gây ô nhiễm

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty An Phát xác định và cắm mốc giới khu vực cải tạo đất ngoài thực địa và báo cáo UBND huyện Thọ Xuân, UBND xã Xuân Phú, để được kiểm tra, bàn giao mốc giới theo quy định; ưu tiên sử dụng nguồn đất thừa nêu trên để phục vụ cho các công trình trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Thực hiện đúng phương án đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ, an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định của ngành Giao thông vận tải trong quá trình khai thác, vận chuyển; chịu sự kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm (nếu có) của các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các vi phạm về chở quá khổ, quá tải, sử dụng đất thừa không đúng mục đích, ảnh hưởng vệ sinh môi trường, mất an ninh trật tự trong khu vực, làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các công trình khác có liên quan.

Phối hợp với chính quyền địa phương để sửa chữa hư hỏng trên các tuyến đường trong quá trình vận chuyển đất thừa nêu trên; sau khi hoàn thành, báo cáo UBND huyện Thọ Xuân để nghiệm thu, xác nhận hoàn thành theo quy định.

leftcenterrightdel
 Xe có dấu hiệu quá tải phá đường, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tận thu đất. Ảnh: Người dân cung cấp

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, trong quá trình thực hiện việc tận thu đất, đơn vị được tận thu đã huy động nhiều xe ô tô có trọng tải lớn ra vào vận chuyển tài nguyên đưa đi tiêu thụ, có dấu hiệu quá tải trọng, gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, khiến người dân bức xúc.

Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, xử lý liên quan tới hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, tận thu. Nhiều đơn vị đã bị lập biên bản, xử phạt số tiền lớn khi không tuân thủ các quy định của pháp luật để trục lợi.

Bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần thường xuyên giám sát, phát hiện, báo cáo những vi phạm của đơn vị để nhắc nhở, chấn chỉnh tránh tạo thành điểm nóng.

Văn Thanh