Với chủ đề "Về miền di sản Tràng An 2024", lễ hội Tràng An năm 2024 được tổ chức với nhiều sắc màu văn hóa ý nghĩa. Trong đó, nét mới của lễ hội Tràng An năm nay đó là lễ rước rồng từ cổng Tam Quan vào bến thuyền Tràng An và xuyên suốt hành trình lễ hội trên sông Sào Khê.

Chương trình khai mạc lễ hội Tràng An 2024 được tổ chức với các chương trình nghệ thuật đặc sắc của âm nhạc dân gian độc đáo và ấn tượng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu âm nhạc, tạo sức hấp dẫn của lễ hội Tràng An.

leftcenterrightdel
Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân đã có mặt tại cổng Tam quan... 
leftcenterrightdel
 để duyệt các nghi thức cho buổi lễ... Ảnh: TV

Chương trình có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quan họ, ví dặm, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xẩm, hát chèo, múa sạp... đến từ các tỉnh, thành phố trong nước và trong tỉnh với gần 600 nghệ nhân, nghệ sĩ tham gia biểu diễn cùng khoảng 2.000 người của các đoàn rước rồng, trống, đội tế lễ.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Lễ rước rồng từ cổng Tam Quan vào bến thuyền Tràng An. Ảnh: TV

Tiếp đó, hàng nghìn người dân, du khách tham gia vào hành trình rước rồng, với đội hình gồm đội trống nhảy, đội rồng, cờ tế, kèn tây… Ban Tổ chức cũng huy động 150 chiếc xe điện để phục vụ đoàn rước.

leftcenterrightdel
Với sự hội tụ độc đáo đó, các vị tiền nhân đã “lấy núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện” lưu dấu vàng son. Ảnh: TV
leftcenterrightdel
 Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới, nơi hội tụ những giá trị đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: TV

Tràng An, nơi đan xen trong những dãy núi đá vôi là hệ thống các thung lũng, hang động xuyên thủy, thảm thực vật, rừng nhiệt đới nguyên sinh, quanh năm có sương sớm, mây chiều, khí núi, điểm xuyết những ngôi chùa, đền, phủ tựa mình bên vách đá với mái ngói cổ kính rêu phong, trầm mặc.

Nơi đây còn in dấu tích của người tiền sử với những nền văn hóa tiếp nối, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và văn hóa, giữa thiên nhiên và con người kéo dài hàng vạn năm, cùng với công cuộc dựng nước, mở cõi, giữ nền độc lập, thống nhất non sông.

Với sự hội tụ độc đáo đó, các vị tiền nhân đã “lấy núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện” lưu dấu vàng son mà ngày nay tới Tràng An, xuôi dòng nước biếc, xuyên qua các hang động xuyên thủy chiêm bái những di tích lịch sử và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng nổi tiếng như đền Nội Lâm, một trong Tứ trấn của Kinh đô xưa và Hành cung Vũ Lâm, nơi vua Trần Thái Tông từng ngự lãm khi duyệt quân và tu hành khi thiên hạ thái bình. Vào đền Suối Tiên, với cảnh sắc linh thiêng, huyền ảo, có ngôi đền thờ thánh Quý Minh Đại Vương, là một trong ba vị Thánh Tản, tướng thời vua Hùng Vương thứ 18 đã có công chiêu dân lập ấp, trấn ải Sơn Nam.

leftcenterrightdel
Nghi lễ rước Rồng trên sông  trên sông Tràng An. Ảnh: TV 
leftcenterrightdel
Hàng năm, vào ngày 18 tháng 3 âm lịch, Lễ hội Tràng An - một nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh: TV
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Chương trình có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quan họ, ví dặm, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xẩm, hát chèo, múa sạp. Ảnh: TV 

Chiều sâu lịch sử của Tràng An gắn với quá trình cư ngụ của con người qua hàng vạn năm, cùng với công cuộc dựng nước, mở cõi, giữ nền độc lập, thống nhất non sông qua các giai đoạn lịch sử đã khẳng định Ninh Bình là vùng đất địa linh nhân kiệt.

Nơi đây còn bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Mỗi tấc đất, dòng sông, ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, gắn liền với tên tuổi của các bậc tiên đế, anh hùng dân tộc, các bậc hiền nhân, các vị thánh, vị thần và trở thành điểm tựa tâm linh cho cộng đồng để cùng nhau gìn giữ và bảo tồn Di sản Tràng An trường tồn cùng dân dộc và nhân loại.

Hàng năm, vào ngày 18 tháng 3 âm lịch, Lễ hội Tràng An - một nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, chính là Lễ mở cửa rừng (phát lát), với ý nghĩa khi mùa đông đến cây cối khô cằn, ông cha ta đã cho đóng cửa rừng để bảo vệ muôn loài động thực vật. 

Khi mùa xuân sang, hè đến cây cối đơm hoa, trổ lộc ông cha ta tổ chức lễ mở cửa rừng để cầu cho núi rừng luôn xanh tốt, tạo nguồn sinh dưỡng cho con người.

Theo các cụ cao niên, lễ mở cửa rừng (phát lát) với thông điệp giáo dục con người chúng ta phải luôn ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; thân thiện, hoà đồng với môi trường, núi rừng, thảm cỏ, rừng cây, hồ nước, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và các loại hệ sinh thái trong đó.

Bằng cách mở cửa cho công chúng, Lê hội Tràng An (Lễ phát lát) còn tạo ra cơ hội để mọi người tương tác và kết nối với thiên nhiên, từ đó tăng cường nhận thức về giá trị của rừng và môi trường tự nhiên, giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc; thể hiện lòng thành kính, sự tri ân và tính nhân văn sâu sắc trong cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Lễ hội cũng là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, dịch bệnh tiêu tan, mùa màng tốt tươi, người người hạnh phúc.

Trà Vân