Ông Cao Vân Khánh, Phó Giám đốc Liên danh nhà thầu - đơn vị quản lý Khu LHXLCT Nam Sơn cho biết, từ ngày 30/4/2024 - 3/5/2025, tại Khu LHXLCT Nam Sơn có mưa lớn kéo dài liên tục (tổng lượng mưa đo được khoảng 100mm) dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại ô 1 giai đoạn I - Khu LHXLCT Nam Sơn vào hồi 17h30 ngày 3/5/2024. Một phần lượng bùn lưu chứa tại ô 1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn trong phạm vi của Khu LHXLCT Nam Sơn.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Liên danh nhà thầu đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật môi trường Trí Lâm (Công ty Trí Lâm) - đơn vị quản lý hồ chứa bùn thải, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thống nhất phương án khắc phục sự cố. Liên danh nhà thầu đã huy động 40 cán bộ công nhân viên, 4 xe hút bùn, 4 ô tô tải tự đổ, 2 máy ủi, 3 máy xúc, 2 xe nước, 1 xúc lật, 1 xe tải nhỏ để hoành triệt cống thoát nước mặt D800 trên trục nội bộ; đắp chặn tại trục đường nội bộ và hoành triệt cống $2000 dọc đường để ngăn chặn bùn tràn ra khu vực ngoài khu xử lý; đắp chặn bờ bao ô lưu chứa bùn thải tại vị trí xảy ra sự cố. Toàn bộ lượng bùn tràn ra đã được hút vào xe bồn chuyển tới khu vực lưu chứa an toàn.

leftcenterrightdel
 Liên danh nhà thầu phải huy động tối đa lực lượng để xử lý sự cố tràn bùn thải ngày 3/5/2024. Ảnh: VK

“Đến 19h00 cùng ngày, công tác khắc phục cơ bản đã ngăn chặn kịp thời đảm bảo không rò rỉ bùn ra ngoài khu xử lý. Toàn bộ khu vực đường nội bộ được tổng vệ sinh đảm bảo an toàn vận hành bãi. Đến 11h00 ngày 4/5/2024, công tác tổng vệ sinh tại trục đường nội bộ khu xử lý đã được đơn vị vận hành xử lý triệt để, việc tiếp nhận rác của khu xử lý trở lại bình thường”, ông Khánh cho biết.

Theo ông Khánh, nguyên nhân dẫn đến sự cố là do hiện nay, các ô chôn lấp rác đã tiếp nhận đạt cao độ thiết kế (cao độ khoảng +39.0), không còn ô chôn lấp mới. Do vậy, công tác tiếp nhận, xử lý rác thải đang được tiếp nhận bù phụ nâng cos tại các ô 4, 7, 9 giai đoạn I và trục AB.

Việc tiếp nhận, xử lý rác thải tại các vị trí bù dẫn đến một số khó khăn trong công tác quản lý vận hành như: Diện tích rác hở lớn dẫn đến khó khăn trong công tác tách nước mưa không được triệt để gây phát sinh nước rỉ rác, khó kiểm soát mùi phát tán ra môi trường, phát sinh côn trùng; phát sinh chi phí làm đường công vụ phục vụ công tác tiếp nhận.

Đối với các ô lưu chứa nước rác, theo ông Khánh, hiện nay, công tác xử lý nước rỉ rác của trạm xử lý nước thải vận hành ổn định khoảng 4.800m3/ngày, ngoài việc xử lý khối lượng nước rỉ rác phát sinh trong ngày khoảng 2.000 - 2.500m3/ngày thì còn có thể xử lý khối lượng nước rác tồn tại các ô lưu chứa trung bình khoảng 2.300 - 2.800m3/ngày. Về mực nước tại các ô lưu chứa (hồ H4, ô 1.1 phía Bắc, ô 1.2 phía Bắc, ô 10.5 ha) đều nằm dưới cao độ đỉnh bờ bao của ô lưu chứa, đảm bảo ở ngưỡng an toàn.

leftcenterrightdel
Ngày 4/5/2024, công tác tổng vệ sinh tại trục đường nội bộ khu xử lý đã được đơn vị vận hành xử lý triệt để, việc tiếp nhận rác của khu xử lý trở lại bình thường. Ảnh: VK 

Riêng đối với vị trí lưu chứa tại Tây ô 8 đang lưu chứa nước rỉ rác tạm thời, mặt khác do vị trí lưu chứa tại Tây ô 8 (cao độ +15) nằm trong lưu vực các ô 6, ô 7, ô 8 (đã đóng bãi tạm thời tại cao độ khoảng +39 và được phủ vải HDPE). Trong trường hợp mưa lớn kéo dài sẽ phát sinh nước rác do nước tại lưu vực các ô 6, ô 7, ô 8 bổ cập lẫn vào nước rỉ rác dẫn đến nguy cơ tràn ra môi trường xung quanh bãi.

Đối với các ô lưu chứa bùn thải, theo ông Khánh về công tác đảm bảo an toàn các ô lưu chứa bùn tại ô 1 giai đoạn I; ô 1.5 giai đoạn II khu phía Nam hiện nay đang gặp một số khó khăn: Khối lượng bùn sau xử lý nước rác khoảng 160 - 180m3/ngày trong điều kiện diện tích rộng, chưa được che phủ bằng vải HDPE do vậy trong những ngày có lượng mưa lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở.

Các vị trí lưu chứa bùn thải được đổ trên nền rác ở cos cao, bờ bao xung quanh chỉ dựa vào bờ rác hiện trạng không đảm bảo độ kín khít, kỹ thuật khi đổ bùn dẫn đến không an toàn và khó khăn trong công tác kiểm tra, phát hiện các vị trí xung yếu, tiềm ẩn rất cao nguy cơ sạt lở bờ bao.

leftcenterrightdel
Một số hồ chứa bùn thải chỉ được quây bằng rác thải nên dễ xảy ra sự cố. Ảnh: VK 

Theo ông Khánh, để đảm bảo công tác quản lý, vận hành Khu LHXLCT Nam Sơn an toàn trong mùa mưa bão, trước mắt cũng như lâu dài, Liên danh nhà thầu đề nghị Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường:

Duyệt chi phí phát sinh khi hàn vải bạt HDPE (tận dụng) không có trong gói thầu, nhanh chóng duyệt hồ sơ các hạng mục chống xuống cấp năm 2024 để liên danh nhà thầu có cơ sở để thực hiện.

Yêu cầu Công ty Trí Lâm gia cố bờ bao ô chứa bùn hoặc tìm các vị trí mới để thực hiện công tác đổ bùn đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật.

Xây dựng quy chế phối hợp và phân công nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong Khu LHXLCT Nam Sơn.

Kiến nghị của Liên doanh nhà thầu là có cơ sở vì mùa mưa bão đang đến, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo để ứng phó với thời tiết bất thường thì sự cố tràn bùn thải tại Khu LHXLCT Nam Sơn gây ảnh hưởng đến môi trường là không thể tránh. Đáng chú ý, tại Khu LHXLCT Nam Sơn đang còn nhiều hộ dân sinh sống trong bán kính 500m chưa được di dời theo quy định.

leftcenterrightdel
Khu LHXLCT Nam Sơn đã đạt cao độ khoảng +39, một số diện tích tập kết rác chưa được che phủ bạt HDPE. Ảnh: VK 

Liên quan đến sự cố tràn bùn thải tại Khu LHXLCT Nam Sơn, ngày 4/5/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có Văn bản số 3405/STNMT-QLCTR yêu cầu Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tăng cường công tác giám sát, quản lý số liệu phát sinh, lưu chứa, xử lý nước rác, đánh giá khả năng thu nước rác từ các giếng thu về ô chứa và về các trạm xử lý tại các khu xử lý Nam Sơn; yêu cầu các trạm xử lý nước rác đảm bảo hoạt động, đảm bảo công suất vận hành, chất lượng nước sau xử lý theo đúng quy định; nghiêm cấm việc xả thải không đạt tiêu chuẩn ra ngoài môi trường.

Khẩn trương rà soát pháp lý, chỉ đạo các đơn vị lập và xác nhận ban hành các kế hoạch thực hiện và biện pháp về phòng, chống lụt bão; phòng, chống thiên tai; phòng ngừa xử lý sự cố của các đơn vị xử lý rác cũng như nước rác trong khu xử lý.

Chỉ đạo các nhà thầu, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường triển khai công tác phòng, chống lụt bão, phòng, chống thiên tai trong mùa mưa 2024; sẵn sàng nhân lực, vật tư, máy móc kịp thời ứng phó với diễn biến thời tiết thất thường…

Trần Quý