Từ các cuộc họp chính trị hàng đầu đến các diễn đàn truyền thông và cả cuộc trò chuyện hàng ngày, chủ đề này đã trở thành một điểm nóng được thảo luận rộng rãi từ nghị trường đến vỉa hè. Sợ trách nhiệm được quy vào cá nhân, người đứng đầu, tránh tình trạng thành tích thuộc về cá nhân, còn trách nhiệm là của tập thể.

Căn nguyên của hiện tượng này có nguồn gốc từ sự thiếu kiến thức, sợ phạm sai lầm và lo lắng trước việc phải đối mặt với trách nhiệm. Khi công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực được Chính phủ quan tâm triển khai mạnh mẽ, dẫn đến việc một số cá nhân và tổ chức, đã không dám thực hiện nhiệm vụ của mình, thậm chí chủ động trì hoãn hoặc tránh né để tránh rủi ro, dẫn đến bị xử lý.

Hậu quả của tình trạng này là sự chậm trễ trong quá trình làm việc, ảnh hưởng đến cả cộng đồng và xã hội. Khi người ta không dám đối mặt với trách nhiệm và thách thức, họ có thể bỏ lỡ các cơ hội phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp và cuộc sống.

Với các nhà đầu tư nước ngoài, khi bỏ vốn vào Việt Nam, nhưng nghi ngờ vào sự trung thực của một cá nhân hoặc tổ chức vì sợ trách nhiệm, họ có thể mất lòng tin và uy tín về môi trường đầu tư.

Sợ trách nhiệm cũng phản ánh năng lực quản lý của những người có trách nhiệm còn hạn chế. Mặt khác, nó cũng phản ánh cơ chế vận hành của một số công việc còn thiếu bền vững, an toàn và dễ dẫn đến rủi ro khi thực hiện.

Vì nhiều người sợ trách nhiệm nên các khâu thủ tục phê duyệt đôi khi ách tắc, vì phải đối chiếu với quy chế này, chuẩn mực kia, thành ra cứ chậm trễ, ảnh hưởng đến công việc của nhiều người, khiến họ mất khá nhiều thời gian vào các giấy tờ hành chính, đi lại,…

Công cuộc chống tham nhũng đang diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đạt được nhiều kết quả tích cực như: Tâm lý răn đe, không dám làm sai, không dám lợi dụng kẽ hở của pháp luật để hành động áp đặt lợi ích cá nhân hoặc nhóm.

Công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã giúp ngăn chặn những hành vi sai trái từ những nhen nhóm ban đầu. Công cuộc này giúp cho giới chức và người dân tôn trọng pháp luật và đạo đức, cùng với sự duy trì và khẳng định của các giá trị đúng đắn, đã được nhấn mạnh hơn trong xã hội.

Tuy nhiên, nếu việc sợ trách nhiệm này tiếp tục tồn tại, như đánh giá từ các nhà lãnh đạo và chuyên gia, sẽ gây ra sự tránh né và đẩy lùi, làm trì trệ tiến độ công việc và không đáp ứng được nhu cầu xã hội và yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau thời kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế. Hơn nữa, sợ trách nhiệm có thể kéo theo các việc đùn đẩy trách nhiệm, hoặc tệ hơn là tìm người chịu trách nhiệm cho mình thay cho mình.

Để người thực sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, cần tiếp tục cải thiện hiệu quả của các biện pháp quy trình thực hiện công việc, đồng thời xử lý các vướng mắc làm chậm tiến độ công việc. Cần tăng cường kiểm tra và giám sát để thúc đẩy tính chủ động và sáng tạo, đồng thời giải quyết khó khăn và vướng mắc từ cả lý do khách quan và chủ quan. Ví dụ, gắn trách nhiệm cá nhân với từng vị trí và nhiệm vụ, và thúc đẩy sự hỗ trợ, hợp tác giữa các cấp lãnh đạo và cán bộ để giải quyết vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, việc tăng xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy minh bạch và trung thực, phát triển kỹ năng và tinh thần đoàn kết, cùng với việc tạo ra cơ hội phát triển công bằng, sẽ giúp hạn chế tình trạng sợ trách nhiệm hiện nay trong một số cá nhân và tổ chức.

Ngô Quốc Đông