Trình bày tại hội thảo, ThS. Phạm Thị Thu Hiền cho biết, đề tài có mục tiêu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực, trọng tâm vào các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công cụ bảo đảm.

Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực tiễn trách nhiệm giải trình và các công cụ bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực như khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, ý nghĩa, yêu cầu đặt ra đối với công các công cụ bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực.

Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình và các công cụ bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực. Đề xuất quan điểm, giải pháp và kiến nghị cho việc thực hiện và hoàn thiện công cụ bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực ở Việt Nam thời gian tới.

Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn trách nhiệm giải trình và công cụ bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực từ khi ban hành Nghị định 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho đến nay.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: PA

Đề tài bao gồm 3 nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện trách nhiệm giải trình và công cụ bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực.

Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình và công cụ bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực.

Chương 3: Giải pháp cho việc thực hiện và hoàn thiện công cụ bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm PCTN, tiêu cực.

Góp ý tại hội thảo, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra cho rằng, liên quan đến phạm vi nghiên cứu, nổi bật nhất là cách tiếp cận đề tài, chủ nhiệm đề tài nên gom lại, tập trung lại để để có điểm nhấn, làm rõ giải trình trong PCTN là giải trình bên trong bộ máy hay giải trình bên ngoài, hay tập trung giải trình cả 2. Cũng theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, đề tài nên tập trung vào giải trình và làm rõ nhiệm vụ chức trách của mình, trách nhiệm giải trình cái gì? Trách nhiệm giải trình bằng phương thức nào?

Ngoài ra, TS Nguyễn Tuấn Khanh cũng góp ý đề tài nên được xem xét, nghiên cứu lại phần công cụ bảo đảm, thực hiện trách nhiệm giải trình; vấn đề pháp luật chuyên ngành, bảo đảm trách nhiệm giải trình…

Theo ông Ngô Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục I, đề tài thể hiện khối lượng công việc lớn và toàn diện, qua đó thể hiện đề tài tiếp cận giải trình tương đối rộng, tuy nhiên lại mất trọng tâm, cần hướng đến PCTN, tiêu cực. Cần tiếp cận ở phạm vi cụ thể theo hai hướng, thứ nhất là việc thực hiện các quy định của Luật PCTN về trách nhiệm giải trình, nội dung này cần được tập trung đánh giá sâu. Thứ hai là trách nhiệm giải trình về các nội dung khác liên quan đến PCTN, giải trình bằng các cơ quan hành chính Nhà nước…

Góp ý về trách nhiệm giải trình nhằm PCTN, tiêu cực, bà Lê Thanh Thuỷ, Khoa Nghiệp vụ Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh tra, cho rằng, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cần được cụ thể hơn nữa, đó là bảo đảm trách nhiệm giải trình và xử lý hậu quả trách nhiệm giải trình đó…

Kết thúc hội thảo, Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự để hoàn thiện nội dung nghiên cứu của đề tài.

Phương Anh