Cuộc chiến chống tham nhũng đã đưa ra một bức tranh đa chiều khắp châu Mỹ Latinh trong năm qua.

Một số quốc gia cho thấy sự tiến bộ, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả 2 quốc gia lớn nhất khu vực là Mexico và Brazil, đã chứng kiến những sự "thụt lùi" mới đối với các thể chế quan trọng và môi trường chống tham nhũng nói chung.

Đối với nhiều nước trong khu vực, cuộc chiến chống tham nhũng đã bị tác động xấu bởi những vấn đề khác như lạm phát và đại dịch COVID-19, làm xao nhãng các nỗ lực trong các chương trình nghị sự ở Mỹ Latinh.

Một số chính phủ đang giảm cam kết đối với các nỗ lực chống tham nhũng, trong khi những chính phủ khác đang thúc đẩy nỗ lực củng cố các thể chế độc lập. Kịch bản tổng thể vào năm 2022 là một trong những sự ổn định tương đối sau thất bại rõ ràng trong những năm gần đây.

leftcenterrightdel
 Ảnh: AS/COA

CCC là một công cụ phân tích trên cơ sở các dữ liệu được ra mắt vào năm 2019 để đánh giá khả năng phát hiện, trừng phạt và ngăn chặn tham nhũng của các quốc gia Mỹ Latinh.

Thay vì đo lường mức độ cảm nhận về tham nhũng, CCC đánh giá và xếp hạng các quốc gia dựa trên mức độ hiệu quả của khả năng chống tham nhũng. Các quốc gia có điểm số cao hơn được cho là có nhiều khả năng truy tố và trừng phạt những kẻ tham nhũng hơn.

Ông Geert Aalbers, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết: “Nhìn chung, sự sẵn sàng và năng lực của các chính phủ khu vực trong việc chống tham nhũng dường như được nâng lên trong bối cảnh các mối quan ngại khác”.

Brazil và Mexico là hai trong số quốc gia ghi nhận sự sụt giảm nhiều nhất trong nỗ lực chống tham nhũng.

leftcenterrightdel
 Hình ảnh đồng peso Mexico và đô la Mỹ. Ảnh: REUTERS / Edgard Garrido

Mexico được xếp hạng 12 trong số 15 quốc gia, với mức điểm giảm nhiều, vì "nước này đã trải qua những thất bại trong tất cả các hạng mục, nhưng sự sụt giảm mạnh nhất là trong nền dân chủ và thể chế chính trị", báo cáo cho biết.

Trong khi đó, Brazil giảm 4 bậc xuống vị trí thứ 10. Đây là sự đi xuống liên tiếp của Brazil trong 3 năm liền.

Guatemala chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong chỉ số tham nhũng, sau khi Bộ trưởng Tư pháp sa thải công tố viên chống tham nhũng Juan Francisco Sandoval.

Ở phía ngược lại, Cộng hòa Dominica có bước nhảy vọt lớn nhất, trong khi Uruguay đứng đầu danh sách năm thứ ba liên tiếp.

Chỉ số CCC xem xét 14 biến số chính, bao gồm tính độc lập của các tổ chức tư pháp, sức mạnh của báo chí điều tra và mức độ sẵn có của các nguồn lực để chống tội phạm tham nhũng. Các biến số này được chia thành 3 loại: Năng lực pháp lý, dân chủ và thể chế chính trị, xã hội dân sự và phương tiện truyền thông. Điểm số của các quốc gia là tổng hợp có trọng số của 3 loại này.

Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực chống tham nhũng năm 2022:

Đứng đầu bảng là Uruguay (với 7,42 điểm trên thang điểm 10).

Tiếp đến là Costa Rica (7,11 điểm), Chile (6,88), Peru (5,66), Cộng hòa Dominican (5,19), Argentina (5,04), Panama (4,96), Colombia (4,87), Ecuador (4,82), Brazil (4,76), Paraguay (4,45), Mexico (4,05), Guatemala (3,38), Bolivia (2,57).

Và, đứng cuối bảng là Venezuela (1,63 điểm).

Hoài Phương