Đối với những hoạt động liên quan đến pháp luật thì việc thực hiện phải có đủ điều kiện và phải theo đúng trình tự thủ tục pháp lý. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có một hoạt động liên quan đến tổ chức tôn giáo mới đặt ra yêu cầu về điều kiện đảm bảo và trình tự thủ tục.

Bài viết này sẽ đề cập tới một số trình tự và thủ tục của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay trong quá trình hoạt động cũng như đăng ký tư cách pháp nhân, đăng ký sinh hoạt, đào tạo…

Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung

Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đối với những cộng đồng tín đồ chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bao gồm: Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo. Có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc những hành vi bị nghiêm, cấm.

Riêng đối với những cộng đồng tôn giáo chưa được cấp đăng ký và công nhận, ngoài những điểu kiện như đã nêu, cần thêm các điếu kiện nữa đó là: Có giáo lý, giáo luật; và tên tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dần tộc.

Về trình tự, thủ tục, để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cần gửi hồ sơ đăng ký đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo. Hồ sơ gồm: Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện, nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia. Giấy chứng minh có đại điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với trường hợp chưa có tổ chức tôn giáo được cấp đăng ký hoặc công nhận.

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Về việc đăng ký hoạt động của tổ chức tôn giáo

Các điều kiện để được cấp đăng ký hoạt động cho tổ chức tôn giáo bao gồm: Có giáo lý, giáo, lễ nghi. Có tôn chỉ mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luậ. Tên tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam.

Về trình tự thủ tục, để xin cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cần gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm: Văn bản xin đăng ký nêu rõ tên tổ chức, tôn chỉ, mục đích, nội dung, địa bàn hoạt động, nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển, số lượng người theo, cơ cấu tổ chức... Văn bản tóm tắt quá trình đề nghị của tổ chức tôn giáo kể từ khi được cấp đăng ký hoạt động. Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo. Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi. Quy chế hoạt động. Giấy tờ chứng minh đại điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

Cơ quan quản lý Nhà nước có thấm quyền có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Về việc công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo

Các điều kiện của công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo bao gồm: Hoạt động ổn định, liên tục từ 05 năm trở lên kể tù ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Có hiến chương theo quy định. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam. Cơ cấu tổ chức theo hiến chương. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Nhân danh tổ chức tham gia qua hệ pháp luật một cách độc lập.

Về trình tự thủ tục, để được công nhận tư cách pháp nhân tổ chức tôn giáo cần gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyển. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức, tên giao dich quốc tế nếu có, tên tôn giáo, người đại diện, số lượng tín đồ, phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức. Văn bản tóm tắt quá trình đề nghị của tổ chức tôn giáo kể từ khi được cấp đăng ký hoạt động. Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu ký lịch tư pháp, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo. Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi. Hiến chương. Bản kê khai tài sản hợp pháp. Giấy tờ chứng minh địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

Cơ quan quản lý Nhà nước có thấm quyền có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Việc thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

Về điều kiện thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc: Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quv định về việc thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở. Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không vi phạm những điều nghiêm cấm.

Trình tự thủ tục của việc chia, tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc là trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm: Văn bản để nghị. Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất. Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của những người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc, hiến chương nếu có. Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc. Giấy chứng minh có đại điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

Cơ quan quản lý Nhà nước có thấm quyển có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

Về điểu kiện để các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo: Có sơ sở vật chất đảm bảo cho việc đào tạo. Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo. Có chương trình, nội dung đào tạo, có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo. Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cấu đào tạo.

Trình tự thủ tục của việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo là trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ để nghị đến cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Trung ương. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo cơ sở tôn giáo. Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và người dự kiến lãnh đạo có sở đào tạo tôn giáo. Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.

Cơ quan quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp Trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Ngoài những hoạt động có điều kiện, các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ cũng như các hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, tồ chức tôn giáo thực hiện theo hiến chương, giáo luật, lễ nghi đã được chấp thuận. Cùng với đó là hình thức điều chỉnh của các cấp chính quyền theo quy định của pháp luật như nói ở trên.

 

TS Ngô Quốc Đông