Theo Ban Chủ nhiệm, ThS Vũ Đức Hoan cho biết, thực tiễn cho thấy khuôn khổ pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ của nước ta nói chung và kiểm soát XĐLI trong giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa hoàn thiện. Để kiểm soát XĐLI trong hoạt động giải quyết KN, TC cần có cơ chế cho phép các chủ thể liên quan được KN, TC và giải quyết các KN, TC về XĐLI. Thông qua cơ chế này Nhà nước có thể phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống XĐLI.

“Việc nghiên cứu Đề tài nhằm mục tiêu chính là đề xuất các giải pháp, nâng cao hiệu quả kiểm soát XĐLI trong hoạt động giải quyết KN,TC”, ThS Hoan nhấn mạnh.

Để làm rõ mục tiêu đề ra, Đề tài dự kiến nghiên cứu một số nội dung chính như sau: Cơ sở lý luận về XĐLI và kiểm soát XĐLI trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực trạng quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI và nguy cơ XĐLI trong hoạt động giải quyết KN,TC; quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả về kiểm soát XĐLI trong hoạt động giải quyết KN,TC.

Góp ý tại hội thảo, TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&LHTT chia sẻ về quan điểm “xung đột lợi ích” theo Luật Phòng, chống tham nhũng và theo nghĩa mở rộng; chia sẻ các tình huống xung đột lợi ích trong hoạt động giải quyết TC, trong hoạt động giải quyết KN.

Chủ nhiệm Đề tài có thể nghiên cứu để hoàn thiện đề cương nghiên cứu mục tiêu của Đề tài theo hướng hoàn thiện pháp luật về XĐLI.

Phần 1: Làm rõ xung đột lợi ích là gì, XĐLI trong hoạt động giải quyết KN là gì, trong hoạt động giải quyết TC là gì. Nội dung kiểm soát XĐLI trong hoạt động này; kinh nghiệm kiểm soát XĐLI trên thế giới; vai trò của kiểm soát XĐLI trong hoạt động này.

Phần 2: Ban Chủ nhiệm có thể nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật về XĐLI; nghiên cứu các tình huống XĐLI, so sánh với quy định pháp luật để đưa ra những đánh giá về vấn đề này.

Phần 3: Đưa giải pháp hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả kiểm soát XĐLI.

Theo TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, XĐLI trong thực thi công vụ là chủ thể có thẩm quyền giải quyết, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung KNTC; cần phân biệt XĐLI trong giải quyết KN với XĐLI trong giải quyết TC; rà soát lại các nội dung XĐLI trong Nghị định 59 và khái quát tình hình và nguy cơ phát sinh XĐLI trong giải quyết KNTC.

Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, ThS Phạm Thị Thu Hiền thì cho rằng, kiểm soát XĐLI trong hoạt động giải quyết KN,TC phải gắn với hoạt động giải quyết KN,TC; chỉ ra các tình huống dẫn đến XĐLI và đặt ra yêu cầu phải kiểm soát XĐLI như thế nào; hoạt động giải quyết KN,TC gồm những khâu nào có thể dẫn đến XĐLI. Phần 2, Ban Chủ nhiệm nên đề cập đến các tình huống XĐLI và thực tiễn kiểm soát các tình huống đó; đưa giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm soát XĐLI trong hoạt động giải quyết KN,TC.

 

 

Thái Hải