Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi của các tầng lớp Nhân dân, UBND TP Thanh Hóa đã chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thành phố phối hợp với Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo tỉnh, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổ chức trưng bày ảnh tư liệu về Thanh Hóa và thành tựu kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới. Sự kiện này kéo dài từ ngày 4-17/2/2024 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Quỹ Mão đến ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Ngoài ra, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh đến Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với lòng thành kính dâng hương, tưởng nhớ, báo công với Bác, mọi người còn tham quan, tìm hiểu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua 400 hiện vật, hình ảnh, tư liệu trong những lần Người về thăm và làm việc tại Thanh Hóa, với 2 chủ đề chính: Bác Hồ với Thanh Hóa và Thanh Hóa làm theo lời Bác. Lễ hội trình diễn thư pháp và cho chữ đầu Xuân được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết ngay trong không gian lắng đọng của Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Khu Văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng đón các tầng lớp Nhân dân và du khách đến dâng hương, dâng hoa. Ảnh: Hương Trà

Từ ngày 7-24/2/2024 (tức ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng liên tục mở cửa Đền thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa để đón Nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương, du Xuân, vãn cảnh. Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu Xuân, vào ngày 12/2/2024 (tức ngày mùng 3 Tết) sẽ tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như: Cờ tướng, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê...

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Đền thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, tại phường Hàm Rồng, TP Thanh Hoá. Ảnh: Hương Trà 

Thái miếu nhà Hậu Lê - là không gian cổ kính và uy nghiêm, chốn linh thiêng, nên trong những ngày đầu Xuân, Nhân dân và du khách thập phương tìm về đông hơn để thắp nén hương thơm tưởng nhớ tiền nhân, lặng lòng mình trong không gian lịch sử cách đây gần 220 năm.

Bên cạnh đó, từ ngày 18-24/2 (tức từ ngày 9 đến 15 tháng Giêng), tại Thái miếu nhà Hậu Lê sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc như: Tế lễ khai Xuân; trò chơi kéo chữ “Đồng xuân Thưởng lạc”, “Thiên hạ thái bình”; múa trò Xuân Phả, vật cù, cờ thẻ, thư pháp, trưng bày và bán đặc sản địa phương...

Đồng thời, phối hợp với các phường Hàm Rồng, Đông Vệ bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; tổ chức điểm trông giữ xe khoa học, tránh ùn tắc trên các tuyến đường khu vực vào Đền thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Thái miếu Hậu Lê.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Không gian Tết xưa, làng cổ tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hoá. Ảnh: Hương Trà 

Đến với “Tết xưa, làng cổ”, Nhân dân và du khách không chỉ được tham quan Làng cổ Đông Sơn, mà còn được thưởng thức, tham gia vào các hoạt động văn hóa đặc sắc như không gian tết xưa, chợ tết quê, ẩm thực tết xưa, tổ chức gói bánh chưng và thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi trò diễn dân gian. Đó còn là không gian mua sắm với các gian hàng bày bán sản phẩm nông sản, thực phẩm, rau, quả an toàn và các sản phẩm phục vụ ngày Tết; các gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của phường Hàm Rồng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Công viên Hội An - điểm nhấn trong không gian văn hoá, là nơi check in lý tưởng của du khách. Ảnh: Hương Trà 

Các hoạt động, sự kiện văn hóa đặc sắc được tổ chức vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhằm tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân vui Xuân, đón tết an toàn, lành mạnh, mà còn giúp du khách thập phương trải nghiệm không khí Tết ở xứ Thanh năm 2024.

Hương Trà