Phát biểu khai mạc hội thảo, Hoà thượng Thích Thanh Quyết nhấn mạnh, Phật giáo là tôn giáo truyền thống và là một trong các tôn giáo có nhiều tín đồ, có ảnh hưởng xã hội lớn nhất ở nước ta hiện nay. Giáo lý của Phật giáo chứa đựng những giá trị và tiêu chuẩn sâu sắc về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm nhân quyền. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ những giá trị, tiêu chuẩn đó là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền. Nghiên cứu chủ đề này cũng góp phần xây dựng văn hóa nhân quyền ở nước ta trong tương lai.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Hoà thượng Thích Thanh Quyết phát biểu khai mạc

Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ở Thủ đô Hà Nội (24/11/1946). Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị; được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quán triệt và nhấn mạnh: “Phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển và soi đường cho quốc dân đi”.

“Hôm nay chúng ta tổ chức hội thảo này trùng vào dịp Phật đản và sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hai nhà văn hóa lớn của nhân loại đều đặc biệt quan tâm đến quyền con người”, Hoà thượng chia sẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, hội thảo tập trung vào 2 nhóm nội dung: Đó là sự tương đồng các giá trị nhân đạo, nhân quyền trong giáo lý của Phật giáo; việc vận dụng giáo lý của Phật giáo để xiển dương các giá trị nhân đạo, nhân quyền trong xã hội.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu đề dẫn

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh khẳng định, đây là những chủ đề nghiên cứu lớn, có nhiều ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Điều đó là bởi Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của nhân loại, nổi bật với tinh thần hoà bình, đề cao lối sống tỉnh thức, tràn đầy tình thương và lòng nhân đạo, dựa trên triết lý thâm sâu về một nền tảng đạo đức căn bản thuần khiết của con người. Những đặc điểm đó khiến cho Phật giáo trở nên đặc biệt gần gũi và có thể trở thành một nguồn lực sâu rộng và mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Tại hội thảo đã có 38 bài tham luận của các học giả

Tại hội thảo đã có 33 bài tham luận của các học giả là các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, giảng viên, hoà thượng, giảng sư đến từ Viện Trần Nhân Tông, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; các học viện Phật giáo trong cả nước…

Trong đó, có nhiều bài tham luận được sự quan tâm đón nhận của các học giả như: Phật giáo và quyền con người; Mối tương quan giữa Phật giáo với tuyên ngôn quốc tế nhân quyền; Giáo lý nhà Phật liên quan đến xây dựng pháp luật; tư tưởng của Phật giáo về quyền con người thông qua góc nhìn văn hoá...
Trà Vân