Việc đọc sách không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là một cách để phát triển bản thân và khám phá thế giới xung quanh mình. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam lần thứ III/2024. Sự kiện này diễn ra từ ngày 15/4 đến 1/5 với thông điệp rõ ràng và ý nghĩa.

Nhìn lại Ngày sách Việt Nam đã định kỳ được tổ chức được một số năm gần đây, mới chú trọng vào khâu trưng bày sản phẩm xuất bản. Ngày Sách sẽ tác động vào tâm trí độc giả còn yêu mến sách về nguồn tri thức của con người vẫn đang bất tất, song nếu chỉ hướng đến giới thiệu nhà xuất bản và tung ra các ấn phẩm thì hướng đích vẫn chủ yếu là thương mại, chưa thể thúc đẩy một động cơ hình thành văn hóa đọc tới đông đảo mọi người. Bởi vậy để gia tăng, lan tỏa văn hóa đọc, cách thức tổ chức và sự truyền tải thông điệp cần phải nghiên cứu kỹ hơn, vượt lên trên tính định kỳ và tính phong trào của một sự kiện. Thực chất người mê đọc thì không có hội sách họ vẫn ham đọc. Người không thích sách thì có đi giữa rừng sách cũng chẳng để tâm.

Với sự phát triển của Internet, truyền hình, phim ảnh, và các hình thức giải trí khác, việc thu hút sự chú ý của độc giả đối với sách đang gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các phương tiện giải trí khác.

Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn và hối hả, làm giảm thời gian và sự chú ý mà mọi người dành cho việc đọc sách. Nhiều người cảm thấy khó khăn để tìm thời gian trong lịch trình hàng ngày để đọc sách.

Internet cung cấp một nguồn lượng lớn thông tin, từ bài viết blog đến video, làm cho việc đọc sách trở nên không còn là lựa chọn duy nhất để tiếp cận thông tin và kiến thức. Bởi vậy có lẽ các nhà xuất bản cần tính tới việc đa dạng hóa ấn phẩm, đặc biệt là các sách điện tử. Các sản phẩm này rõ ràng là còn ít ở những ngày hội sách. Với tính gọn nhẹ đáp ứng nhu cầu giới trẻ, có thể đây sẽ là cách thức để lan tỏa sức đọc ra xã hội nhất là giới trẻ. Mặc dù sách điện tử cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt, nhưng cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm sự mỏi mắt khi đọc trên màn hình và vấn đề về bản quyền và việc sở hữu sách. Đây là những điều mà các nhà xuất bản cần tính đến.

Rõ ràng để phát triển văn hóa đọc, chỉ có ngày sách thôi chưa đủ. Cần tạo ra một môi trường khuyến khích đọc sách từ khi còn nhỏ, bằng cách đọc sách cho trẻ em. Ngành Giáo dục cần có các chương trình đọc sách trong phù hợp ở thư viện và cung cấp các tài liệu đọc phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Các nhà xuất bản, nhóm, giới trí thức trong xã hội nên tạo ra các câu lạc bộ đọc sách và nhóm thảo luận sách trong cộng đồng, nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về những cuốn sách họ đã đọc và đề xuất những cuốn sách mới.

Thêm vào đó Nhà nước cần tính đến chính sách và chương trình hỗ trợ đọc sách, như việc cung cấp thẻ thành viên thư viện miễn phí, tài trợ cho các sự kiện văn hóa đọc, và khuyến khích việc xuất bản sách.

 

Ngô Quốc Đông