Nhận thấy vai trò của hình thức trực tuyến, ngay sau khi dịch Covid -19 bùng phát, TTCP đã xác định làm việc theo hình thức trức tuyến là mô hình phù hợp nhất hiện nay. Đặc biệt, tạo “cầu nối” vững chắc, kịp thời trong việc tuyên truyền những quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, TTCP đã tổ chức nhiều cuộc hội họp, hội nghị bằng hình thức trức tuyến nhằm triển khai kịp thời kế hoạch, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo an toàn cho cản bộ, công chức ngành thanh tra cũng như các đối tác, hạn chế tập trung đông người ở cùng một thời điểm, tiết kiệm chi phí tổ chức, đi lại.

 Trong đó, phải kể đến việc tổ chức “Hội thảo Đào tạo trực tuyến về đạo đức, liêm chính và phòng chống tham nhũng (PCTN)” bằng phương thức trực tuyến, được các đại biếu tham dự đánh giá thành công về nội dung và cách thức trong bối cảnh TTCP đang tiến hành triển khai Luật PCTN 2018 và các nghị định hướng dẫn thi hành, sửa đối Luật Thanh tra và các văn bản luật khác...

Ông Kiên cho biết, trong 5 ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều diễn giả trình bày 8 nội dung về, đạo đức, liêm chính và PCTN như: Chuyên đề “Xây dựng văn hóa đạo đức và liêm chính trong công vụ” do ông Bruno Nicoulaudl, chuyên gia cao cấp về chống gian lận, Phái đoàn Quốc gia chống gian lận thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi Pháp trình bày; Chuyên đề “Phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công” do bà Sandrine Jarry, Phó Vụ trưởng, Vụ Hiện đại hoá mua sắm, Bộ Kinh tế, Tài chính và Phục hồi trình bày; Chuyên đề “Thúc đẩy liêm chính và minh bạch công” do ông Tim Caron, phụ trách hợp tác quốc tế, Cơ quan Cấp cao về kiểm soát minh bạch công Pháp (HATVP) trình bày; Chuyên đề “Kiểm soát tài chính công và PCTN” do ông Michel Carles, chuyên gia quốc tế, thẩm phán tài chính trình bày; Chuyên đề “Vai trò và chức năng của Cơ quan Chống gian lận thuộc Ủy ban Châu Âu (OLAF) do ông Nicholas Ilett, nguyên Tổng Giám đốc OLAF trình bày; Chuyên đề “Tiếp cận tư pháp trong việc PCTN” do ông Renaud Van RuymBeke, thẩm phán trình bày; Chuyên đề “Khuôn khổ các đánh giá quốc gia của Nhóm Các quốc gia chống tham nhũng (GRECO) do ông Stephane Le Yenberger, cán bộ cấp cao, GRECO, Hội đồng Châu Âu trình bày; Chuyên đề “Các vấn đề tham nhũng trong quản trị công trên thế giới do bà Sylvie Matelly, Phó Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp trình bày.

Các chuyên đề được các học viên tham gia đánh giá cao.

Theo bà Đoàn Thị Loan, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lạng Sơn, các chuyên đề và nội dung mà các diễn giả xây dựng để chia sẻ có ý nghĩa rất thiết thực, giúp cho các đại biểu tham dự được tiếp cận và hiểu thêm về những quy định của pháp luật của Cộng hòa Pháp cũng như kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan có liên quan trong triến khai các quy định đó.

Ông Bela Hegedus, Trưởng phòng Tư pháp, Pháp luật và Quản trị, Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đánh giá cao sự tham gia nhiệt tình và nghiêm túc của các học viên trong suốt 5 ngày diễn ra hội thảo. Đại sứ quán Pháp cũng đánh giá cao cách thức tổ chức hội thảo và công tác tổ chức lớp học. Khóa học thực sự đã là là kênh cung cấp thông tin và trao đổi giữa diễn giả và học viên.

Ông Alexandre Tran Chuong, phụ trách Dự án Hợp tác châu Á và châu Mỹ, Trường Hành chính quốc gia Pháp (ENA) khẳng định thành công của hội thảo là nhờ có sự phối hợp hợp tác giữa TTCP, Đại sứ quán Pháp và Trường ENA và sự tham gia nhiệt tình của các học viên.

Ông Alexandre Tran Chuong nhấn mạnh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả dịch bệnh Covid, cuộc chiến chống tham nhũng luôn được ưu tiên. Do đó, việc tố chức hội thảo trực tuyến như vậy là hoàn toàn kịp thời và rất phù họp với ưu tiên hợp tác trong đào tạo của ENA.

Đánh giá chung về các bài giảng trong hội thảo đào tạo lần này, ông Đỗ Trung Kiên cho biết, các bài học rất có giá trị, đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp cho các học viên tham dự có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học thực tiễn tốt trong tổ chức, thực hiện các hoạt động PCTN, thúc đẩy đạo đức, liêm chính trong hoạt động công vụ nhằm PCTN hiệu quả.

“Các vấn đề được đưa ra trong hội thảo đào tạo này phù hợp với mục tiêu mà các đại biểu mong muốn tìm hiểu, với phương pháp truyền đạt sinh động, kết hợp với việc đưa các kinh nghiệm thực tế vào bài giảng, qua đó giúp các đại biểu có cơ hội hiểu rõ hơn về các kinh nghiệm của Pháp trong xây dựng văn hóa đạo đức và liêm chính trong hoạt động công vụ, PCTN trong mua sắm công, kiểm soát tài chính công, công khai tài sản, thu nhập và các lợi ích liên quan; kiểm soát xung đột lợi ích; tiếp cận tư pháp trong PCTN; yếu tố hợp tác quốc tế trong PCTN, phòng chống rửa tiền...” - ông Kiên nói.

Có thể nói hội thảo đã được tổ chức thành công, đáp ứng đầy đủ các mục đích, yêu cầu đề ra, được đối tác Pháp cũng như các đại biểu tham dự đánh giá tốt cả về công tác chuẩn bị và nội dung. Toàn bộ 86 đại biểu tham dự đều đủ điều kiện để được cấp chứng nhận tham gia khóa đào tạo của ENA.

Ông Kiên cho biết thêm, từ thành công của hội thảo, đại diện Đại diện Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và Trường ENA bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan tiếp tục phối hợp tổ chức các hội thảo đào tạo trực tuyến và trực tiếp tại Việt Nam hoặc tại Pháp đế chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong các vấn đề mà TTCP và ngành Thanh tra Việt Nam quan tâm, góp phần giúp đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, PCTN của Việt Nam.

Ông Kiên cũng cho rằng, việc thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu trong thời gian tới sẽ rất có ích cho công tác của TTCP và ngành Thanh tra; đồng thời, góp phần củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa TTCP với các đối tác có liên quan của Cộng hòa Pháp.

Do đó, Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Tổng TTCP giao Vụ Hợp tác quốc tế tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan của TTCP, trao đổi với Đại sứ Pháp để tham mưu, đề xuất lãnh đạo TTCP các nội dung hợp tác hiệu quả, thực chất nhằm tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm nước ngoài về PCTN trong năm 2022.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Thái Hải