Trong đó, hoạt động của các cơ quan thanh tra cần bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh tình hình hiện tại; bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành; đổi mới trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thanh tra.

Tập trung thanh tra hướng vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; chú trọng công tác kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật; quan tâm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực thanh tra.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 81/2017/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh để hạn chế sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Hoạt động thanh tra còn chú trọng nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế, phục vụ tốt cho bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

N.Phê