Chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời

Năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã chủ động, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc và các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh; chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao; công tác dân tộc được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. 

Là Cơ quan thường trực Chương trình 1719 của tỉnh Hoà Bình, Ban Dân tộc chủ động, kịp thời phối hợp với các Sở, ngành liên tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh và ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch mà trọng tâm là việc tổ chức thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc chỉ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai và giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình 1719 kế hoạch năm 2022.

Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ 813.580 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình 1719kế hoạch năm 2023 để thực hiện đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo nghề, hỗ trợ các hoạt liên quan đến phụ nữ và trẻ em; hỗ trợ xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt... cho vùng ĐBDTTS của tỉnh. 

leftcenterrightdel
 Công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Liên Hợp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thuỷ được đầu tư với số vốn 3 tỷ đồng từ Chương trình 1719

Ban Dân tộc thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành và các địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, tình hình đời sống, KT-XH trên địa bàn vùng ĐBDTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh; nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. 

Để tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp đối với lĩnh vực công tác dân tộc, Ban Dân tộc đã trình UBND tỉnh đưa 09 nội dung, nhiệm vụ công tác dân tộc vào Chương trình nhiệm vụ trọng tâm của UBND tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoàn thành nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện Chương trình 1719 chặt chẽ, thống nhất

Kết quả phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 cho các Dự án, Tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình 1719 tỉnh Hoà Bình (gồm cả số kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023)với tổng kinh phí 1.268.963 triệu đồng, trong đó:

Kinh phí năm 2022 chuyển nguồn sang thực hiện năm 2023 là 377.713 triệu đồng, gồm nguồn vốn đầu tư phát triển 266.760 triệu đồng và nguồn vốn sự nghiệp 110.953 triệu đồng.

Kế hoạch năm 2023 có tổng kinh phí  891.250 triệu đồng, gồm nguồn vốn trung ương 361.171 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương 77.670 triệu đồng và nguồn vốn sự nghiệp 452.409 triệu đồng.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình 1719, tỉnh Hoà Bình bám sát các Quyết định, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình 1719 của Trung ương, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 1719 tại địa phương.

Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình 1719 phát huy được hiệu quả trong việc tổ chức, triển khai thực hiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành Chương trình từ cấp tỉnh đến cơ sở, tạo được sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành.

Các Sở, ngành liên quan phối hợp tham mưu Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển và dự toán đối với nguồn vốn sự nghiệp; thực hiện rà soát, điều chỉnh danh mục đầu tư và nguồn vốn đảm bảo đúng địa bàn, đối tượng; hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, nhu cầu đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình 1719, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, nội dung hoạt động kế hoạch năm 2023. 

UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Cơ quan thường trực Chương trình 1719 tỉnhxây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 1719, kế hoạch chi tiết năm 2023 và rà soát các danh mục, nguồn vốn đã được phân bổ giao trong năm đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức thực hiện, đồng thời rà soát danh sách các xã, thôn, xóm thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

leftcenterrightdel
Công trình cứng hoá đường liên xã xóm Khuyển - xã Bảo Hiệu đi xóm Rộc - xã Hữu Lợi với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng từ Chương trình 1719 

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương nâng cao tính chủ động trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình 1719; sử dụng nguồn vốn tập trung, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tổ chức triển khai thực hiện. UBND các huyện, thành phố đã chủ động phối hợp với Cơ quan thường trực Chương trình thực hiện rà soát các danh mục đầu tư và các nội dung dự án thực hiện Chương trình theo quy định.

Trên cơ sở thông báo vốn đầu tư năm, các Sở, ngành và UBND huyện, thành phố xây dựng danh mục chi tiết công trình sử dụng vốn đầu tư gửi Cơ quan chủ trì tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh phê duyệt danh mục công trình. 

Công tác tuyên truyền về Chương trình luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện. Bên cạnh đó phối với với các cơ quan báo chí, truyền hình tuyên truyềnđến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, ĐBDTTS nhất là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cộng đồng, người có uy tín để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Chương trình. Thông báo công khai kế hoạch, danh mục và vốn đầu tư của Chương trình để Nhân dân, cộng đồng biết và cùng thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát.

Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện Chương trình 1719 nhằm nâng cao năng lực, trang bị kiến thức, kỹ năng triển khai thực hiện Chương trình cho cộng đồng và cán bộ các cấp về quy trình triển khai Dự án, Tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm Chủ đầu tư…; kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện; tuyên truyền vận động ĐBDTTS trên địa bàn các xã, thôn, xóm thuộc diện đầu tư của Chương trình.

Để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đánh giá Chương trình 1719, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh ban hành, Cơ quan thường trực Chương trình 1719 của tỉnh đã phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn các huyện, thành phố. Các Sở, ban, ngành theo phân công thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện Chương trình từ cơ sở, đặc biệt phát huy vai trò giám sát phản biện của Mặt trận TQVN và đoàn thể các cấp.

Nguồn lực từ Chương trình 1719 phát huy tốt hiệu qủa

Từ nguồn vốn Chương trình 1719, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo nghề, hỗ trợ các hoạt liên quan đến phụ nữ và trẻ em; hỗ trợ xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt... cho vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh.

Kết quả thực hiện giải ngân nguồn vốn của Chương trình 1719 kế hoạch năm 2022 và năm 2023, luỹ kế đến 20/11/2023 giải ngân được 458.019 triệu đồng, đạt 37,02% so với kế hoạch giao. Trong đó nguồn vốn đầu tư giải ngân được 306.335 triệu đồng, đạt 48,19% so với kế hoạch giao; nguồn vốn sự nghiệp giải ngân được 151.684 triệu đồng, đạt 25,22% so với kế hoạch giao. 

leftcenterrightdel

Công trình Nhà văn hoá xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi được đầu tư xây dựng từ vốn Chương trình 1719 

Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình 1719 và các nguồn vốn khác, cơ sở hạ tầng vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh tiếp tục được hoàn thiện, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm; tình hình vùng ĐBDTTS&MN ổn định, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Dự kiến đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh bình quân giảm khoảng 3%; trong đó, đối với các xã đặc biệt khó khăn bình quân giảm khoảng 5%. Dự kiến có thêm 06 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn và được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; nâng tổng số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn và được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 là 14/59 xã. Đồng thời, đạt 14/33 xã, chiếm tỷ lệ 42,4% theo chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022.

Tuy đạt được nhiều kết quả đáng mừng nhưng công tác triển khai thực hiện Chương trình 1719 tại tỉnh Hoà Bình cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, như việc tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung và giải ngân nguồn vốn tại các huyện, thành phố còn chậm. Cơ chế tổ chức thực hiện Chương trình ban hành muộn, một số nội dung thực hiện chưa được các Bộ, ngành hướng dẫn, có sự chồng chéo, chưa thống nhất, chưa rõ ràng giữa các văn bản hướng dẫn hoặc vướng mắc nhưng chậm được hướng dẫn giải quyết gây ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình như: Chưa có hướng dẫn sử dụng nguồn vốn cho hộ DTTS còn gặp nhiều khó khăn vay vốn phát triển sản xuất thuộc nội dung Tiểu dự án 1 - Dự án 9; các yêu cầu cơ bản về điểm hỗ trợ ĐBDTTS ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin truyền thông rất khó khăn cho địa phương triển khai thực hiện... Nguồn vốn sự nghiệp hàng năm phân bổ chi tiết cho từng dự án, nội dung chi gây khó khăn cho tỉnh cân đối để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình…/.

Trần Kiên