Theo đó, PV GAS yêu cầu toàn Tổng công ty rà soát, đảm bảo các công trình đang vận hành, công tác bảo dưỡng sửa chữa (BDSC), thi công xây lắp, cải hoán nâng cấp… phải có đủ các loại giấy phép phù hợp, tài liệu được phê duyệt theo yêu cầu pháp luật, đầy đủ các quy trình - hướng dẫn làm việc, biện pháp bảo đảm an toàn - phòng cháy chữa cháy (PCCC) - kế hoạch ứng cứu khẩn cấp…; trang bị các thiết bị PCCC, bảo hộ lao động (BHLĐ) đầy đủ, biển cảnh báo, nội quy làm việc…; cử cán bộ có kinh nghiệm giám sát về an toàn, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nhà thầu thực hiện công việc an toàn, hiệu quả.

Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy nổ được triển khai toàn diện trên các mặt: đảm bảo công tác quản lý, tuân thủ yêu cầu pháp luật; kiểm soát rủi ro; ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong quản lý an toàn; đảm bảo an toàn cho tòa nhà cao tầng, trụ sở làm việc, kho vật tư, thư viện; chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp; kiểm tra, giám sát an toàn; tổ chức thực hiện kế hoạch ATVSLĐ; duy trì, cải tiến hệ thống quản lý công tác an toàn, công tác bảo vệ an ninh - an toàn công trình khí.

PV GAS chỉ đạo rà soát, bổ sung để đảm bảo toàn bộ các công trình khí, cơ sở sản xuất kinh doanh có đầy đủ tài liệu quản lý an toàn; các giấy phép về an ninh, an toàn, PCCC, môi trường, đăng kiểm, kiểm định, bảo hiểm cháy nổ… theo yêu cầu của pháp luật; rà soát, bổ sung đầy đủ các vật tư, thiết bị dự phòng cho các tình huống khẩn cấp; đảm bảo có đủ vật tư, thiết bị thay thế ngay nếu có sự cố xảy ra; duy trì quản lý hành lang an toàn các đường ống dẫn khí dưới biển, trên bờ; rà soát cập nhật quy trình, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tình huống tràn đổ hóa chất/tràn dầu, phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, bảo vệ môi trường…; bổ sung đầy đủ các nội dung, rủi ro mới phát sinh hoặc chưa được nhận diện để đưa ra các tình huống, biện pháp ứng cứu đầy đủ. 

PV GAS cũng định hướng tổ chức thực tập ứng cứu khẩn cấp, phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; diễn tập giả định tình huống ứng cứu khẩn cấp cho dây chuyền khí; thực hiện huấn luyện, đào tạo an toàn cho các chức danh do đơn vị quản lý theo đúng đối tượng; tổ chức hội thao PCCC; triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ; tổng kết công tác ATVSLĐ và hoạt động của mạng lưới ATVSV; tổ chức hội nghị an toàn thường niên cấp Tổng công ty.

D:\MsCam\thang 3\y2. dien tap cuu ho.jpg

Thực tập cứu hộ cứu nạn trong hiện trường bảo dưỡng sửa chữa công trình khí

Bên cạnh đó, PV GAS sẽ thường xuyên rà soát các quy chế phối hợp bảo vệ an ninh - an toàn công trình khí với Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cục Thủy sản và các đơn vị liên quan để cập nhật, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh - an toàn cho các công trình hiện hữu và các công trình mới đưa vào vận hành. Công tác tuyên truyền, truyền thông bảo vệ công trình khí cũng được chú trọng tổ chức, kết hợp với các lực lượng chức năng liên quan, đặc biệt nhấn mạnh các nội dung: triển khai các chương trình truyền thông bảo vệ an ninh - an toàn công trình khí cho nhân dân, ngư dân các tỉnh nơi có công trình khí; truyền thông cho các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp có liên quan...

Trong năm 2024, PV GAS cũng tích cực triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, thực hiện trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; xây dựng kế hoạch bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ...

Kế hoạch ATVSLĐ của PV GAS được thiết lập ngay từ đầu năm với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cùng các mốc thời gian thực hiện cụ thể cho từng nhiệm vụ; đồng thời được phân công thực hiện và kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả các nhiệm vụ ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV - NLĐ, đảm bảo an toàn và thông suốt cho hoạt động SXKD của PV GAS. Đây chính là quá trình nghiêm ngặt, tuân thủ các quy định của Nhà nước và ngành, góp phần tạo nên PV GAS – doanh nghiệp giữ vững 5 giá trị Văn hóa doanh nghiệp cốt lõi “An toàn – Chuyên nghiệp – Hợp tác – Đổi mới – Hiệu quả”.

PV