“Lấy núi làm thành, sông làm đường”!

Hiếm có một kinh đô cổ nào khi phát triển lại không dựa vào hình sông thế núi, mảnh đất Ninh Bình cũng vậy, được khởi nguồn nuôi dưỡng và bao bọc bởi “tứ giác nước” gồm bốn con sông: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang và sông Vân. Bốn con sông đã tạo nên một ranh giới văn hóa, chính trị tự nhiên đặc sắc cho Ninh Bình.

leftcenterrightdel
Phối cảnh tuyến giao thông huyết mạch đường thuỷ từ TP Hoa Lư đến Danh thắng Tràng An, ảnh: TV 

Nằm tại tâm điểm kết nối của các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc, đồng thời sở hữu vị trí chiến lược trong “Tứ giác tăng trưởng kinh tế”: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Thành phố Hoa Lư - Đô thị thiên niên kỷ chính là cầu nối quan trọng giúp quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khắp cả nước thuận tiện hơn.

Sở hữu địa hình, địa mạo độc đáo, tựa núi nhìn sông, hướng biển đồng thời thừa hưởng giá trị lịch sử, văn hóa tinh hoa ngàn đời của vùng đất đế đô. Ninh Bình hướng tới xây dựng một đô thị di sản thiên niên kỷ bên các dòng sông có các giá trị văn minh, bền vững, lấy di sản Tràng An là trung tâm, kiến tạo một miền di sản còn mãi cho thế hệ tương lai.

Lấy ý kiến các nhà khoa học

Tận dụng lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở ban ngành, DN Xây dựng Tư nhân Xuân Trường đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng 700m phố cổ nối liền giữa trung tâm của thành phố Thiên niên kỷ trong tương lai với Khu di sản Danh thắng Tràng An.

leftcenterrightdel
Du khách thích thú khi trải nghiệm phố đêm ở Hoa Lư, Ninh Bình, ảnh: TV 
leftcenterrightdel
Một TP khác biệt về đêm, ảnh: TV 
leftcenterrightdel
Phố đi bộ... 
leftcenterrightdel
 Lung linh những ngôi nhà cổ trang nép mình bên hồ Kỳ Lân, ảnh: TV
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Vẻ đẹp cổ kính của Cố đô Hoa Lư, níu giữ chân du khách, ảnh: TV 

Tại Văn bản số 870/UBND-VP4, UBND tỉnh Ninh Bình đã đồng ý về mặt chủ trương cho Cty Cổ phần Du lịch Hoa Lư (do ông Nguyễn Văn Trường là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc) thực hiện dự án xây dựng phố cổ Hoa Lư.

Theo đó, chủ đầu tư: DN Xây dựng Xuân Trường xây dựng tạm các căn nhà cổ trang dọc hai bên sông, đoạn từ hồ Kỳ Lân đến sông Tràng An, TP Ninh Bình theo lối kiến trúc Kinh đô Hoa Lư xưa. Tại đây sẽ tái diễn đời sống, sinh hoạt của người Việt thế kỷ thứ 10. Du khách sẽ có những trải nghiệm tại các ngôi nhà cổ trang bằng nhiều hình thức đi bộ, du thuyền. Từ đó, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và phát triển kinh tế về đêm.

Đại diện DN Xây dựng Tư nhân Xuân Trường cho biết, những ngôi nhà cổ trang được dựng tạm trên cơ sở kết cấu hệ khung thép lắp ráp, hoàn thiện kiến trúc cổ trang bằng các vật liệu gỗ, tre… nhằm đảm bảo tính văn hoá, mỹ quan đô thị.

“Trong thời gian dựng tạm 100 ngôi nhà cổ trang, chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các cơ quan, ban ngành, người dân và đặc biệt sẽ tổ chức các cuộc hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia văn hoá, lịch sử, các nhà khoa học. Hiện, đây chỉ là công trình tạm. Sau thời gian thử nghiệm, được sự đồng ý của các bộ, ngành và chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi mới chính thức triển khai xây dựng nhà cổ trang”, đại diện DN nói.

Trong thời gian đưa nhà cổ trang vào thử nghiệm, DN sẽ triển khai nạo vét, mở mang tuyến đường sông dài 5km nối liền TP Hoa Lư với Danh thắng Tràng An. Theo đó, du khách sẽ được du thuyền trên sông để thưởng thức cảnh quan sông nước cuả Ninh Bình.

Với tâm nguyện lấy con người làm trung tâm, quần thể di sản Tràng An là trái tim giữa lòng thành phố, kiến tạo một thành phố ven sông năng động, sáng tạo, gắn liền với công tác bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên thế giới. Thành phố Hoa Lư - Đô thị di sản thiên niên kỷ chính là miền di sản sống chắp cánh, nuôi dưỡng những thế hệ tương lai xuất chúng, từ đó đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng chung của toàn tỉnh Ninh Bình.

Rõ ràng, việc xây dựng Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ là đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhận được sự đồng thuận của người dân, các Bộ, ban, ngành và các tổ chức quốc tế. Có thể nói, mục tiêu trên là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Ninh Bình và xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.

Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, xây dựng TP Thiên niên kỷ trong tương lai gắn kết với danh thắng Tràng An là xuất phát từ ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, vô cùng quý hiếm của một đô thị di sản đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn, nhất là những thách thức trong phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản; thách thức của đô thị nén, đô thị bê tông hóa; thách thức của biến đổi khí hậu, thách thức từ việc giải quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn với phát huy giá trị di sản, đặc biệt là sức chịu tải của di sản trước nhu cầu phát triển du lịch./.

T.Vân