Giá bán ra vàng SJC cao hơn mua vào 5 triệu, biên lợi nhuận gộp vẫn giảm

2023 năm là năm thị trường vàng rất nhiều biến động. Thậm chí, ngay trong phiên giao dịch cuối cùng của năm, vàng “lên đồng” đạt mức phổ biến: 71,90 triệu đồng/lượng và 74 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá bán ra cao hơn giá mua vào 2,1 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji (Tập đoàn Doji), mức chênh này là cao vượt trội.

Cụ thể, trong ngày 31/12/2023, giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji ở thị trường Hà Nội được giao dịch ở mức 68 triệu đồng/lượng – 74 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch lên đến 6 triệu đồng/lượng, cao gần gấp 3 mức phổ biến trên thị trường.

Ở thị trường TP.HCM, giá vàng SJC tại Doji niêm yết ở mức 70 triệu đồng/lượng – 74 triệu đồng/lượng. Giá bán ra cao hơn mua vào 4 triệu đồng/lượng.

Giá bán ra cao hơn giá mua vào nghĩa là “nhà vàng” đã bật chế độ “phòng thủ” cho bản thân và người mua gánh rủi ro cao hơn. Nhà đầu tư ở Hà Nội đã lỗ ngay 6 triệu đồng/lượng ngay sau khi mua vàng SJC tại Doji hồi cuối năm 2023.

Thế nhưng, có một nghịch lý đã diễn ra. Dù Doji bật chế độ “phòng thủ”, biên lợi nhuận gộp "ông lớn" vàng bạc lại sụt giảm mạnh, từ đó khiến lợi nhuận hao hụt.

Cụ thể, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 của Doji đạt 75.798 tỷ đồng, giảm 1.558 tỷ đồng, tương đương 2% so với năm 2022. Trong khi đó, giá vốn hàng giảm nhẹ từ 76.167 tỷ đồng xuống 74.906 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 của Doji giảm 152 tỷ đồng, tương đương 14,8% xuống 872 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp năm 2023 của Doji chỉ còn 1,15%. Con số này năm 2022 là 1,33%.

Trong năm, Doji nỗ lực cắt giảm nhiều chi phí. Chi phí tài chính giảm 297 tỷ đồng, tương đương 47,8% xuống 325 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 298 tỷ đồng xuống 221 tỷ đồng.

Dù cắt giảm chi phí nhưng Doji vẫn chứng kiến lợi nhuận sau thuế năm 2023 giảm sâu, giảm 152 tỷ đồng, tương đương 17,5% so với năm 2022.

Ngàn tỷ đồng từ vàng sang đất

Tập đoàn Doji thành lập ngày 11/4/2007. Hiện tại, bà Đỗ Vũ Phương Anh là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty. Vị trí này trước đây từng thuộc về ông Đỗ Minh Phú.

Doji được xem là ông lớn ngành vàng bạc đá quý khi chiếm thị trường cao vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại trên thị trường. Trong năm 2023, dù sụt giảm, doanh thu Doji vẫn lên tới 75.798 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với con số hơn 33.000 tỷ đồng của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ.

Thành công với vàng bạc, Doji lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có bất động sản. Tại ngày 31/12/2023, Doji ghi nhận đầu tư tài chính dài hạn lên tới 5.480 tỷ đồng, tăng 3.269 tỷ đồng, tương đương 148% so với cuối năm 2022. Chỉ tiêu này chiếm tới 39,1% tổng tài sản.

Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Doji Land (Doji Land) là đơn vị được Doji rót nhiều vốn nhất. Hồi cuối năm 2023, giá trị đầu tư của Doji vào Doji Land lên đến 3.500 tỷ đồng, tăng 2.000 tỷ đồng, tương đương 133% so với cuối năm 2022.

Đi theo một chiến lược khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm trên thị trường, DOJILAND là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bất động sản kim hoàn. Các dự án của DOJILAND sử dụng kỹ nghệ chế tác kim hoàn làm kim chỉ nam trong thiết kế, tạo nên những tuyệt phẩm kiến trúc với giá trị nghệ thuật đỉnh cao, giải phóng công năng của bất động sản khỏi những chuẩn mực thông thường.

Doji Land phát triển chủ yếu ở thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh với các dự án Diamond Crown Hải Phòng, The Sapphire Mansions Quảng Ninh, The Sapphire Residence Quảng Ninh.

Không chỉ rót vốn 3.500 tỷ đồng vào Doji Land, Tập đoàn Doji còn chi hàng trăm tỷ đồng cho công ty bất động sản này.

Hồi đầu năm 2023, Tập đoàn Doji ghi nhận 121 tỷ đồng phải thu khách hàng ngắn hạn với Doji Land và 671 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn khác.

Dành quá nhiều tài sản cho Doji nên Tập đoàn Doji âm nặng dòng tiền. Tại ngày 31/12/2022, lưu chuyển tiền thuần trong năm của Doji là âm 30,8 tỷ đồng. Hồi đầu năm, Doji thậm chí còn âm 102 tỷ đồng.

Quang Dân