Về phía tỉnh Khánh Hòa có các đại biểu: ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Trần Văn Châu – Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Khánh Hoà.

Đại diện khối Hiệp hội có các đại biểu: Ông Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Diễn đàn có có sự góp mặt của các chuyên gia: Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam...

Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự sẽ thảo luận với nội dung: Phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng – thực trạng, thách thức và tiềm năng phát triển trong thời kỳ mới và chủ đề Giải pháp thúc đẩy tiến trình phục hồi phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
                                                               Ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng Biên tập Báo Xây dựng phát biểu khai mạc.

 

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng Biên tập Báo Xây dựng Nguyễn Anh Dũng cho biết, Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng” sẽ là nơi chia sẻ những góc nhìn toàn cảnh, phân tích chuyên sâu, bóc tách những cơ hội, thách thức của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng từ các chuyên gia đầu của ngành với các tham luận và phân tích về: Những điểm mới trong Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 tác động tích cực đến thị trường; cán cân của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong sự phát triển kinh tế và GPD của đất nước; khơi thông nguồn vốn cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng; những yếu tố tác động đến phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như thông hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch; những kiến nghị đề xuất tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trên toàn quốc; sự khởi động lại các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư đón đầu chu kỳ mới.

Trong thời gian qua, các Ban, Bộ, ngành, Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng; nhờ đó, thị trường đã có dấu hiệu chuyển biến khởi sắc. Theo đánh giá, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Dự báo, thị trường sẽ ấm dần lên khi niềm tin của khách hàng đang được vực dậy.

Bất động sản du lịch ở Việt Nam đã có sự phát triển, đa dạng, phong phú về loại hình, cơ cấu sản phẩm. Điều này thể hiện sự nhạy bén của các nhà đầu tư trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách, đa dạng phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách và phù hợp với mục tiêu đầu tư, khả năng tài chính của các nhóm nhà đầu tư bất động sản khác nhau.

Triển vọng dài hạn cho phân khúc bất động sản du lịch vẫn rất lớn. Điều này được dự đoán trên cơ sở tiềm năng vốn có và khả năng phục hồi mạnh mẽ của thị trường du lịch Việt Nam thời gian sắp tới. Về cơ bản, các quy định trong pháp luật đất đai, kinh doanh bất động sản vừa được Quốc hội thông qua sẽ là “trợ lực” quan trọng để phát triển loại hình bất động sản này.

"Thông qua diễn đàn, Ban Tổ chức rất mong muốn các chuyên gia hàng đầu, uy tín trong lĩnh vực bất động sản cùng các đơn vị, doanh nghiệp trao đổi, phân tích và đánh giá những thách thức và chỉ ra những cơ hội mới cho thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phát triển, khởi sắc trong năm 2024 và thời gian tới", ông Dũng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ có nhiều khởi sắc sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ 

Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu.

Trong giai đoạn vừa qua, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã có những phát triển mạnh và tập trung ở nhiều các tỉnh, thành trên cả nước, trong đó phải kể đến một số địa phương có sự phát triển tích cực như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Định, Quảng Ninh... Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu chững lại, nguồn cung hạn chế, lượng giao dịch giảm sút, gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nói chung và gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian qua.

 Trước những tình hình khó khăn vướng mắc về thủ tục đầu tư, nguồn lực..., Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, đôn đốc địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó đã ban hành nhiều giải pháp, nhiều biện pháp triển khai thực hiện đến nay có nhiều kết quả: Thứ nhất, những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhà ở, thị trường bất động sản. Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua 4 dự án Luật rất quan trọng: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

 

Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành như: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn Luật và trình Chính phủ sớm ban hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 để ba bộ Luật có hiệu lực sớm từ ngày 01/7 tới đây. Việc ban hành hệ thống các Luật này có những nội dung tháo gỡ, trong đó có các nội dung tháo gỡ vấn đề đất đai, trình tự đầu tư, các hoạt động kinh doanh bất động sản. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc hoàn thiện, sửa đổi, tháo gỡ những khó khăn trong thời gian tới và sẽ có những điều thuận lợi để triển khai phát triển các dự án bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng.

Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tới các Ngân hàng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho thị trường bất động sản nói chung, trong đó có thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có nhiều chỉ đạo tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn, ngân hàng cố gắng triển khai, có các giải pháp khoanh nợ, giãn nợ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính sửa đổi và ban hành Nghị định 08/2023, có những điểm mới mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, trong đó có mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu thuận lợi hơn, có đa dạng thêm những nguồn vốn phục vụ phát triển các dự án bất động sản, đặc biệt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có sử dụng nguồn vốn rất lớn.

Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo thành lập các Đoàn công tác tháo gỡ thị trường, nhiều địa phương có nhiều dự án bất nghỉ dưỡng được tháo gỡ, đây là một trong những điều kiện để khơi thông các dự án đã dừng đầu tư, tránh lãng phí, hiệu quả, nhiều điểm nghẽn vướng mắc khó khăn đang được nhiều địa phương tích cực tháo gỡ, trong đó có các dự án tại: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng đang tiếp tục tháo gỡ, đây là tín hiệu đáng mừng cho các dự án tới đây.

Có thể nói thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư đang tích cực cơ cấu lại các sản phẩm, năng lực tài chính, nâng cao năng lực canh tranh, tập trung lĩnh vực chính, nâng cao hiệu quả đầu tư, các doanh nghiệp đang rất tích cực triển khai các dự án đầu tư dở dang và sớm đưa vào hoàn thiện khai thác, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. Những dự án được phê duyệt đã được các doanh nghiệp tích cực triển khai bài bản, ứng dụng các công nghệ mới để triển khai nhanh, chất lượng, các doanh nghiệp đầu tư cũng đã rút kinh nghiệm không đầu tư tràn lan mà đầu tư có trọng tâm trọng điểm, nhất là chúng ta đã có các tư duy, các tiện ích hạ tầng, xã hội, kỹ thuật.

Các doanh nghiệp ngoài việc quan tâm đầu tư cũng đã quan tới tâm tới quản lý, chất lượng, vận hành các dịch vụ bất động sản nghỉ dưỡng, có nhiều quan tâm đảm bảo yêu cầu chất lượng cho người dân trong thời gian tới.

Với nhiều giải pháp trong thời gian vừa qua, chúng tôi tin tưởng rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ, tới đây nhiều dự án bất động sản sẽ được triển khai chất lượng, tiến độ đáp ứng yêu cầu, phát triển trong giai đoạn tới.

"Sau diễn đàn này, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tham mưu cho Thủ tướng, Chính phủ trong công tác chỉ đạo điều hành, góp phần cho thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà: Khánh Hòa kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới

Thay mặt UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà khẳng định: Cùng với các giải pháp tháo gỡ từ Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành và sự chung tay của doanh nghiệp, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hoà đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy chưa đạt như kỳ vọng nhưng đã có tín hiệu khởi sắc về sự tăng trưởng nhất định (trong năm 2023, phát sinh 19.951 lượng giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 12 ngàn 396 tỷ đồng; có 11 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (02 dự án được. cấp Giấy phép xây dựng); trong quý I/2024, phát sinh 5.941 lượng giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 7 ngàn 630 tỷ đồng.

 
Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
                                                                          Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà.

Khánh Hòa được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Hạ tầng giao thông chiến lược ngày càng hoàn thiện với tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã hoàn thành và các tuyến đường bộ cao tốc khác như: Vân Phong - Nha Trang, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang được đẩy nhanh tiến độ góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các nghị quyết của Trung ương tạo ra nhiều đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là cơ hội phục hồi và phát triển của ngành du lịch, cũng như động lực để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, tăng nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng vào thị trường của địa. phương.

Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đã và đang hoàn thiện các quy hoạch, chương trình quan trọng (Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị, Chương trình phát triển nhà ở, Chương trình phát triển đô thị) để triển khai xúc tiến và kêu gọi đầu tư đa lĩnh vực; trong đó nhiều dự án đã được đăng tải Danh sách kêu gọi đầu tư trên Cổng thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh; nhiều dự án, khu đất có giá trị thương mại cao trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch sẽ triển khai đấu giá, đấu thầu công khai nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội; vì vậy, "Tôi xin trân trọng kính mời các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có đủ năng lực, quan tâm, tham gia đấu thầu, đấu giá và triển khai các dự án đầu tư có chất lượng cao, hiệu quả tại tỉnh Khánh Hòa. Hy vọng dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa sẽ là dòng chảy liên tục và mạnh mẽ ở hiện tại và trong tương lai" Chủ tichj UBND tỉnh Khánh Hoà nhấn mạnh.

Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng: Bước tiến lớn để hoàn thiện, phát triển thị trường bất động sản. 

Mặc dù thị trường đã vượt qua khó khăn nhưng năm 2024 thị trường bất động sản có 9.970 sản phẩm giao dịch, tuy nhiên, 97% là hàng tồn của các dự án cũ. Toàn thị trường có 5 dự án cung cấp ra thị trường 326 sản phẩm giảm 64% so với quý trước. Tuy thị trường Khánh Hòa hiện đang có nhiều điểm tốt và tiềm năng, nhưng hiện Khánh Hòa cũng đang có 2 dự án gặp khó khăn.

Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 là bước tiến lớn về chính sách và là một trong những khung pháp lý quan trọng tác động tích cực. đến thị trường bất động sản. Hai Bộ Luật này được thông qua đã luật hóa nhiều điểm nghẽn, các dự án triển khai liên quan đến Kết luận Thanh tra, thông tin không tốt liên quan tới trái phiếu, vấn đề thực thi hoạt động môi giới bất động sản.

Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
                                                    Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng.

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã bổ sung quy định mới về điều tiết thị trường bất động sản liên quan tới nguồn vốn, thẩm định giấy phép... Các công năng của nhà ở sẽ được phân định rõ: Condotel, officetel... trong Nghị định 10/2023/NĐ-CP. Khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực dự kiến nguồn cung sẽ cải thiện 20% so với năm 2023... 

Thời gian tới bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có nhiều tiềm năng bởi thị trường đang quay trở lại dưới những tác động của các Bộ Luật mới. Đây là tín hiệu vui cho các địa phương đang phát triển du lịch như Khánh Hòa.

Ông Cấn Văn Lực: Tin tưởng vào khả năng phục hồi cao của thị trường bất động sản

Tôi đánh giá khả năng phục hồi cao khi kinh tế thế giới đi ngang hoặc giảm nhẹ, riêng Việt Nam dự báo năm 2024- 2025 sẽ tốt hơn năm 2023; Lạm phát trong tầm kiểm soát và lãi suất giảm, ở mức thấp; Vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện (nhiều Luật liên quan đã được thông qua); Quy hoạch các cấp đang hoàn thiện; đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh; Nghĩa vụ tài chính đã qua giai đoạn khó khăn nhất và tiếp cận vốn được duy trì; Cung – cầu và giá tiến tới cân bằng hơn, phù hợp hơn.

Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
 

Đối với nền kinh tế Việt Nam, hiện nay giải ngân đầu tư công chưa có đột phá; Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn liên quan đến pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững… 

Giải pháp đối với doanh nghiệp và tỉnh Khánh Hòa: Cần đưa ra các kiến nghị, cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, nợ đáo hạn…Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các Chương trình, gói hỗ trợ (nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng, cơ cấu lại nợ; các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ…). Đa dạng hóa nguồn vốn, sản phẩm; Chủ động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh doanh tuần hoàn.

Thích ứng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro; Sẵn sàng thực thi các Luật: Đất đai 2024, Nhà ở 2023, Kinh doanh bất động sản 2023, Các tổ chức tín dụng 2024.

Tỉnh Khánh Hòa cần xem xét cấp “sổ hồng” cho các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng đủ điều kiện (theo Nghị định 10/2023), thực hiện tốt Nghị định 12/2024 và nghị định về định giá đất, Nghị định 42/2024 về lấn biển (hiệu lực 1/4/2024); thực hiện tốt chính sách về giãn, hoãn, giảm thuế phí và cơ cấu lại nợ, tín dụng bất động sản phù hợp…

PGS. TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Thị trường đang có những khởi động mới, ấm lên

 
Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (ảnh chụp qua clip gửi Diễn đàn).

Cho đến thời điểm này, để đánh giá thì chúng ta thấy rằng, có thể tình hình đang có những khởi động mới, ấm lên một chút, tuy nhiên cũng phải nhìn đến triển vọng dài hạn để đánh giá nó như thế nào một cách bình tĩnh.

Đối với du lịch, xu hướng ấm lên tương đối rõ rệt, khi du lịch ấm lên tốt hơn, nhanh hơn so với xu hướng chung thì bất động sản nghỉ dưỡng, rộng hơn là bất động sản du lịch có những triển vọng khởi sắc. Đặc biệt đối với thị trường Việt Nam, điều này có tính tích cực cao hơn, Việt Nam có triển vọng phát triển du lịch, thu hút khách để cung cấp bất động sản nghỉ dưỡng là một vùng khá sôi động, sức hấp dẫn trong xếp hạng quốc tế đi trước và tích cực hơn, đây bao gồm triển vọng dài hạn và xu hướng kinh tế ngắn hạn có những cải thiện. 

Về phía doanh nghiệp, tôi cho rằng: Cần phải ráo riết thúc đẩy hơn nữa với tinh thần “Tình thế bất thường thì giải pháp phải khác thường”, để tình thế khó khăn lâu quá càng bị kẹt, theo cách cũ sẽ kẹt mãi thôi, đây là cách tiếp cận và những hội thảo, hội nghị hoặc những kiến nghị mang tính chất hệ thống cần phải được đưa ra một cách quyết liệt. Ý kiến của các Hội, Hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp cần phải được mạnh dạn hơn, quyết liệt, đòi hỏi một tư duy khác thường, chúng ta không vượt qua lối cũ thì cực kỳ khó tháo gỡ ở tình huống khó khăn này.

Chính quyền địa phương cần phải có sự chia sẻ với doanh nghiệp, điều này liên quan trực tiếp đến thu nhập, việc làm của người dân, thu nhập ngân sách của địa phương, thu nhập của chính cán bộ địa phương…

Chính phủ cần biết cách tạo ra những mạch xử lý vấn đề, những doanh nghiệp nào có sức lan tỏa thị trường mạnh đang gặp khó khăn thì cần tháo gỡ cho thị trường đó, khi Chính phủ hành động như vậy, đấy là cách cứu nguy thị trường, giải giúp cho cả hệ thống doanh nghiệp. 

Tôi cũng là người thảo luận với Khánh Hòa và Nha Trang về kinh tế đêm cách đây mấy năm, Nha Trang xung phong làm mô hình kinh tế đêm để thử nghiệm chính sách, cách đặt vấn đề của Nha Trang rất tích cực về kinh tế đêm và trên thực tế bây giờ Nha Trang đang có những chuyển động khá rõ ràng để định hình kinh tế đêm. 

Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KN Holdings kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH KN Cam Ranh: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phân khúc du lịch nghỉ dưỡng đã sẵn sàng quay trở lại thị trường

 Giai đoạn năm 2024, thị trường du lịch, nghỉ dưỡng Khánh Hòa được dự báo sẽ nhanh chóng hồi phục và giữ được sự tăng trưởng bền vững thông qua nhiều dấu hiệu tích cực.

Việc các hãng hàng không lớn đẩy mạnh các đường bay thẳng từ Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc đến Khánh Hòa cũng là tín hiệu tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng Nha Trang. Theo chia sẻ từ lãnh đạo Công ty CP Nhà ga quốc tế Cam Ranh, trong năm 2023, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã phục vụ khoảng 16.000 chuyến bay quốc tế với gần 2,4 triệu lượt khách đến và đi.

Tỉnh Khánh Hòa với 2 thành phố du lịch, nghỉ dưỡng là Nha Trang, Cam Ranh đang vươn mình trở thành đầu tàu du lịch khi tốc độ tăng trưởng hiện đã vượt Phú Quốc, Đà Nẵng, và điều này đang mở ra tiềm năng phát triển trong chu kỳ mới cho bất động sản tại nơi này.

Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”
Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KN Holdings kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH KN Cam Ranh.
   

Do vậy, ngành bất động sản nghỉ dưỡng cần thích ứng nhanh chóng với thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách du lịch sau đại dịch. Để gia tăng mức độ cạnh tranh trên bản đồ quốc tế và giữ chân khách nội địa giàu tiềm năng, Khánh Hòa phải phát triển đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều tệp khách khác nhau, từ trải nghiệm du lịch tới đầu tư sinh lời. 

Việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ, triển khai các dự án hạ tầng… Đặc biệt là hấp lực từ ngành Du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” sẽ là động lực để các doanh nghiệp phát triển dự án đẩy nhanh tiến độ, đẩy thêm nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng mới vào thị trường. Trên cơ sở đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ bắt kịp đà phục hồi chung của toàn thị trường bất động sản. Đồng thời, Nghị định 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel… thời gian tới có thể đạt độ ngấm nhất định, đem lại hy vọng cho chủ đầu tư và nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ sự bứt phá trở lại.

Dự kiến nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ có cơ hội cải thiện khoảng 20% so với năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của thị trường do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.

PV