8giờ sáng, Nhật Hạ (26 tuổi) mới về đến nhà trọ ở quận Bình Thạnh, TP HCM sau công việc xuyên đêm. Ca làm việc từ 10giờ đêm đến sáng để tư vấn du lịch cho khách hàng tại Mỹ khiến cô bơ phờ, rệu rã.

Đã hơn 1 năm qua, Nhật Hạ phải sống theo múi giờ quốc tế. Dù đã xác định từ trước nhưng cô vẫn không tránh khỏi những cơn nóng trong người khi làm việc vào khung giờ khác biệt.

“Hè về cũng là lúc áp lực KPI tăng cao bởi vào mùa du lịch, không chỉ căng não thức đêm mà mình còn thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, cafein để bớt buồn ngủ khi tìm kiếm, tư vấn cho khách hàng khiến mình luôn cảm thấy bức bối, khó chịu bởi nóng trong người”, Nhật Hạ nói.

Bên cạnh việc cày đêm, Nhật Hạ còn nóng trong người hơn khi hè về cũng là lúc giá tiền phòng trọ tăng, điện nước tăng trong khi vẫn phải gửi tiền về cho gia đình hàng tháng khiến cô phải nỗ lực hơn nữa để cày KPI nhằm đạt được doanh số, lương thưởng theo mục tiêu đề ra.

Với Đình Nguyên, một 9x làm trưởng nhóm thiết kế đồ họa tại một công ty truyền thông cho biết vừa chạy xong mùa Tết đã tới mùa deadline hè. Tháng 3 và đỉnh điểm vào tháng 4, anh gần như ăn ngủ cùng deadline cho các nhãn hàng.

Từ các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng đến các sự kiện, lễ hội, show nhạc của các nhãn hàng, đối tác đều qua tay Nguyên và nhóm cộng sự.

“Khi các brief dồn dập đổ về cũng là lúc cơn nóng trong người mình tăng theo bởi áp lực, thiếu ngủ và những bữa ăn tranh thủ với mì, cơm hộp cày việc để kịp trả thiết kế cho khách hàng”, Nguyên kể.

Thanh lọc cơ thể để tươi mát hơn mỗi ngày cũng là cách các bạn trẻ thực hiện để làm việc hiệu quả hơn khi liên tục overnight cày deadline.